- Vùng quặng (theo E Satalov, 1963): Là những diện tích có hình dạng đẳng thƣớc hoặc bất kỳ Nếu diện tích có dạng tuyến tính đƣợc gọi là đới quặng Đây là
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT ĐỚI ĐÀ LẠT
2.2.2. Giai đoạ nt năm 1975 đ nna
Sau 1975, trên lãnh thổ Nam Việt Nam nói chung và đới Đà Lạt nói riêng, công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản đƣợc đẩy mạnh. Khởi đầu cho giai đoạn này là công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên lãnh thổ Nam Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Đoàn 500, Liên đoàn Bản đồ, 1980). Tiếp tục sau đó là các công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai, trong đó bao gồm phần lớn diện tích đới Đà Lạt (Đoàn 20B, Liên đoàn Bản đồ, 1986). Bắt đầu từ giữa thập niên 80 trong phạm vi đới Đà Lạt đã tiến hành các công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 với các nhóm tờ lần lƣợt đƣợc thực hiện bởi Liên đoàn Bản đồ II và Liên đoàn Địa chất 6 ( nay là Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam), bao gồm: nhóm tờ Phan Rang-Cam Ranh (P. Stepanek, 1986), nhóm tờ Đông Tp. HCM (Ma Công Cọ, Hà Quang Hải, 1987), nhóm tờ Nha Trang (Đoàn Việt Tiệp, 1991), nhóm tờ Tây Sơn (Nguyễn Quang Lộc, 1994), nhóm tờ Đà Lạt (Nguyễn Văn Cƣờng, 1995), nhóm tờ Phan Thiết (Hoàng Phƣơng, 1998), nhóm tờ Hàm Tân-Côn Đảo (Nguyễn Văn Cƣờng, 2000), nhóm tờ Lộc Ninh (Ma Công Cọ, 2001), nhóm tờ Bắc Đà Lạt (Nguyễn Quang Lộc, 2002), nhóm tờ Tánh Linh (Bùi Thế Vinh, 2005) và nhóm tờ Tân Uyên (Ma Công Cọ, 2007). Kết quả nghiên cứu, đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 (1980) đã xác lập đới Đà Lạt là một võng hoạt hóa magma - kiến tạo vào Mesozoi muộn. Các khoáng sản vàng trong khu vực, đã lần lƣợt đƣợc phát hiện với nhiều biểu hiện khoáng sản có quy mô khác nhau, trong đó có một số điểm đƣợc điều tra chi tiết. Các điểm có triển vọng đã đƣợc tiếp tục tìm kiếm, thăm dò nhƣ Krông Pha (1987), Trà Năng (1990), Suối Linh (1994-1998),...
Một số công trình nghiên cứu về magma đã đƣợc thực hiện trong khu vực gồm: công trình Về quy luật phân bố các thành tạo magma xâm nhập ở Việt Nam
(Huỳnh Trung và nnk, 1979), công trình Nghiên cứu thạch luận và tiềm năng chứa qu ng của các thành tạo magma Việt Nam (Nguyễn Viết Ý và Đào Đình Thục, 1990) và công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu ịa chất Việt Nam. Tập II - Các thành tạo magma (Đào Đình Thục và Huỳnh Trung, 1995) đã xếp các thành tạo magma núi lửa và xâm nhập đới Đà Lạt thuộc nhịp magma Mesozoi muộn-
Chương 2. c i m cấu trúc ịa chất ới à Lạt
Kainozoi sớm. Nhịp magma Mesozoi muộn-Kainozoi sớm này bao gồm: đá núi lửa hệ tầng Đèo Bảo Lộc (tuổi J3-K1), đá núi lửa hệ tầng Đơn Dƣơng (tuổi K), granitoid phức hệ Ankroet-Định Quán và granit phức hệ Đèo Cả có nhiều đặc điểm giống với phức hệ (loạt) xâm nhập Batrelaz và Matriotran vùng Viễn Đông Liên Xô thuộc giai đoạn magma-kiến tạo Thái Bình Dƣơng; granit kiểu I thuộc giai đoạn magma-kiến tạo Mesozoi muộn – Kainozoi sớm có liên quan nguồn gốc quặng hóa vàng trong đới này. Một số kết quả nghiên cứu khác về magma phun trào ở đới Đà Lạt có liên quan quặng hóa vàng đƣợc thể hiện trong các bài báo gồm: Các thành tạo núi lửa Paleozoi muộn-Mesozoi và khoáng sản liên quan ở rìa nam khối nâng Kon Tum (Nguyễn Kinh Quốc, 1990), Các ai cơ liên quan với khoáng hóa vàng ở trường qu ng Krong Pha (Hoàng Trọng Mai, 1991), Các thành hệ biến chất trao ổi liên quan với khoáng hóa vàng ở Nam Việt Nam (La Thị Chích, 1991), Thành hệ vàng-bạc trong các á núi lửa ới à Lạt, Các á núi lửa Mesozoi muộn ở ới à Lạt và khoáng hóa liên quan (Huỳnh Thị Minh Hằng, 1991).
Về nghiên cứu tổng hợp liên quan đến quặng vàng Việt Nam, trong đó có đới Đà Lạt gồm có các công trình: ộ chứa vàng và bản ồ dự báo về vàng của lãnh thổ Việt Nam" (I. A. Epstein và nnk, 1984), Bản ồ trọng sa vàng Việt Nam (Đinh Công Bảo, 1986), Bản ồ sinh khoáng Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (Nguyễn Nghiêm Minh,... 1986). Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu, đánh giá có tính khái quát về tiềm năng chứa vàng trong lãnh thổ này.
Trong công trình Lập bản ồ sinh khoáng và dự báo khoáng sản ới à Lạt tỷ lệ 1/200.000 (Nguyễn Tƣờng Tri và nnk, 1990) [42] đã đề cập và phân chia sơ bộ các kiểu THQ vàng trong đới này bao gồm các thành hệ: thạch anh-vàng, thạch anh-arsenopyrit-vàng, sulphur-vàng-bạc, sulphur-đa kim-vàng, chalcopyrit- vàng và vàng-antimonit. Các kiểu quặng vàng trong khu vực đƣợc lý giải có nguồn gốc nhiệt dịch liên quan hoạt động granitoid Mesozoi muộn. Ngoài ra, những khoáng sản đặc trƣng cho đới và đặc biệt ở phụ đới Đà Lạt-Bảo Lộc đƣợc xác định là: Au, Sn-W; thứ yếu là Mo, Cu, Pb, Zn, Ag, Bi, As. Trong đó, Au luôn đƣợc xem là một trong các khoáng sản kim loại khá phổ biến và có triển vọng nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phân chia này chƣa có nhiều cơ sở định lƣợng.
Vào 1991, Liên đoàn Địa chất 6 tổ chức hội thảo quốc tế Seagold 91 tại Tp. HCM về quặng hóa vàng Việt Nam và các nƣớc châu Á. Vào 1994, hội thảo tiềm năng vàng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội do Chƣơng trình KT-01 (Bộ Khoa học Công nghệ-Môi trƣờng), Cục Địa chất Việt Nam và Viện Địa chất và Khoáng sản chủ trì.
Trong các công trình Tài nguyên khoáng sản Việt Nam (2000) [45] và Một số nhận ịnh tổng hợp và ánh giá khái quát về tài nguyên vàng Việt Nam (Nguyễn Nghiêm Minh và nnk, 1996) [35] đã tiến hành phân loại các loại hình quặng vàng Việt Nam và đánh giá tiềm năng triển vọng của chúng. Các tác giả này cho rằng, quặng vàng ở Việt Nam có nguồn gốc rất đa dạng, bao gồm: quặng vàng nhiệt dịch xâm nhập sâu, quặng vàng nhiệt dịch phun trào, vàng sa khoáng và quặng vàng biến chất. Về loại hình quặng, gồm có: quặng vàng thực thụ, quặng vàng cộng sinh, quặng vàng biểu sinh và vàng sa khoáng; trong đó chủ yếu là quặng vàng thực thụ. Loại hình quặng vàng thực thụ có các nhóm thành hệ quặng: thành hệ thạch anh-vàng, thành hệ thạch anh-sulphur-vàng, thành hệ sulphur- vàng và thành hệ vàng-bạc. Trong đó, thạch anh-vàng và thạch anh-sulphur-vàng là các thành hệ quặng vàng phổ biến có tiềm năng và giá trị thực tiễn hơn ở Việt Nam nói chung và đới Đà Lạt nói riêng. Tuy nhiên, nguồn gốc của các loại quặng chƣa đƣợc đề cập cụ thể.
Trong công trình Nghiên cứuKiến tạo và sinh khoáng miền Nam Việt Nam
(Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2000) [2], các tác giả đã phân loại và mô tả các kiểu quặng vàng theo cách phân loại kiểu mỏ. Trong đới Đà Lạt, hầu hết quặng hóa vàng thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur-dạng mạch liên quan nguồn gốc với granitoid Mesozoi muộn trong bối cảnh rìa lục địa tích cực vào Kreta.
Đối với một số vùng có biểu hiện quặng hóa vàng đặc trƣng nhƣ: vùng Trảng Sim (Sơn Hòa, Phú Yên), vùng Krông Pha (Ninh Sơn, Ninh Thuận), vùng Đức Bình (Tánh Linh, Bình Thuận), vùng Gia Bang (Bắc Bình, Bình Thuận), vùng Suối Linh (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), vùng Hóa An - Châu Thới (Biên Hòa, Đồng Nai - Dĩ An, Bình Dƣơng -Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) và vùng Trà Năng (Đức Trọng, Lâm Đồng) đã có nhiều công trình nghiên cứu, đầu tƣ tìm kiếm, thăm dò của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc nhƣ Nguyễn Chí Hiếu và nnk (1992 – 1994), M. A. Lacroix (1933), J. Fromaget (1935-1937), Thirau và Desrousseaux (1919), E.
Chương 2. c i m cấu trúc ịa chất ới à Lạt
Saurin (1964), Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao (1980), Thân Đức Duyện và Nguyễn Đức Thắng (1986), Huỳnh Minh Cƣơng và nnk (1986), Võ Văn Vấn (1995), Nguyễn Kim Hoàng (1997, 2000), Hoàng Phƣơng và nnk (2003 – 2004), Phạm Đình Chƣơng và nnk (1994, 1996), Nguyễn Văn Mài (1999), Hoàng Trọng Mai và nnk (1980), Nguyễn Huy Đễnh (1983 – 1985), Công ty Donavik và Công ty Khoáng sản Đồng Nai (1994 – 1996), Công ty Kim Resources (1997), Công ty Đá quý và Vàng Lâm Đồng (1993 đến nay),... Trong số đó, có triển vọng nhất là mỏ Trà Năng đã đƣợc thăm dò và đang tiếp tục khai thác. Một số điểm đã đƣợc dân khai thác nhƣ Krông Pha, Trảng Sim, Trà Suối Linh, Gia Bang,....
Đối với quặng vàng nội sinh trong phạm vi đới Đà Lạt, đến nay đã đăng ký 127 điểm; trong đó có 115 điểm vàng thực thụ nội sinh, gồm 1 MV, 6 MN và 37 BHKS, còn lại là BHKH.
Nói chung, các nghiên cứu về quặng hóa vàng trong đới Đà Lạt đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng chƣa đồng bộ và chƣa hệ thống hóa; còn những hạn chế nhất định, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu.