Phân loại theo kiểu công nghiệp của vàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 40)

- Quặng v ng cộng sinh: Một số đá và quặng chứa vàng, trong đó vàng là sản phẩm phụ có ý nghĩa đi cùng các nguyên tố kim loại chính khác trong quặng.

4. Phân loại theo kiểu công nghiệp của vàng

Theo V.I. Smirnov (1956) và V.I. Crasnhicov (1963), kiểu công nghiệp của một khoáng sản nào đó là khái niệm để chỉ các MK có cùng điều kiện địa chất là nguồn cung cấp chính khoáng sản ấy cho công nghiệp.

Một số phân chia kiểu công nghiệp của vàng nhƣ sau:

Đối với vàng, V.M. Kreiter (1931) phân chia các loại hình công nghiệp - địa chất các mỏ vàng gồm:

- Cuội kết chứa vàng.

- Vàng-thạch anh dạng mạch và dạng mạng mạch. - Vàng porphyr (có đồng porphyr chứa vàng). - Vàng-bạc trong đá núi lửa.

Nhìn chung, vàng thƣờng đƣợc thành tạo trong các mỏ nội sinh (trừ pecmatit), còn phổ biến trong các mỏ ngoại sinh-phong hóa, trầm tích và biến chất.

Trong các mỏ nguồn gốc magma, vàng đôi khi tập trung với hàm lƣợng tăng cao trong các mỏ đồng-nikel dung ly. Các mỏ nguồn gốc trao đổi biến chất tiếp xúc thƣờng không có giá trị cao với vàng phân bố trong pyrit skarn và các sulphur khác. Các mỏ vàng có giá trị công nghiệp qui mô lớn thƣờng gặp có nguồn gốc nhiệt dịch đƣợc thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao, trung bình và thấp. Ngoài ra, có giá trị công nghiệp cao còn có các mỏ vàng ngoại sinh: đới oxy hóa của mỏ sulphur, sa khoáng

Chương 1. Cơ s thu t và phương pháp nghiên cứu

và nhất là các mỏ nguồn gốc biến chất sinh.

Theo F.I. Volfson và A.V. Drujinin (1982) [70], các mỏ vàng có giá trị công nghiệp cao đƣợc phân chia theo nguồn gốc của quặng hóa vàng gồm: mỏ nhiệt dịch nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình và nhiệt độ thấp, mỏ vàng cuội kết nguồn gốc biến chất sinh, mỏ vàng “mũ” sắt và mỏ vàng sa khoáng cổ và hiện đại. Các mỏ vàng nhiệt dịch có giá trị công nghiệp gồm các kiểu thành hệ quặng công nghiệp sau đây.

+ Vàng nhiệt dịch nhiệt độ cao có 2 thành hệ quặng công nghiệp:

~ Thành hệ vàng-skarn: Các MK vàng thuộc thành hệ này đƣợc thành tạo liên quan với pyrit, pyrotin. Các sulphur đƣợc thành tạo ở giai đoạn muộn sau skarn. Các mỏ tiêu biểu là Keibl, Elkhor, Spring-Khil, Orei (Mỹ), Xanta-Fe (Mehico), Kholtan, Xuan (Trung Quốc), Olkhovca, Sibijek (tây Sibiri), Aktas, Taror (Trung Á).

~ Thành hệ vàng-thạch anh-sulphur-silicat: Các mỏ vàng thuộc thành hệ này phổ biến trong các đá trƣớc Cambri. Các mạch quặng có dạng đơn giản hoặc phức tạp hay đới mạng mạch với hàm lƣợng vàng không cao nhƣng phân bố tƣơng đối đều, có giá trị cao và đóng vai trò quan trọng trong khai thác vàng của thế giới. Các mỏ điển hình là Colar (Ấn Độ), Moru-Beliu và Paxagen (Brazil), Porkiupain (Canada), Boliden (Thụy Điển), Kalana (Mali), Baomei Khan (Xerac Leon), Namoia (Zair), Kotscar (Ural), Communa (Sibiri), Dmitriev (ngoại Baical) ở Nga.

+ Vàng nhiệt dịch nhiệt độ trung bình có 4 thành hệ quặng công nghiệp: ~ Thành hệ vàng-thạch anh: Các mỏ vàng thuộc thành hệ này phân bố trong các thành tạo địa chất khác nhau: đá trầm tích hoặc đá magma. Thạch anh đƣợc thành tạo ở nhiều giai đoạn. Trong thạch anh chứa ít sulphur dạng xâm tán: pyrit, arsenopyrit, galena, sphalerit, sheelit, đôi khi có telur vàng (rất ít). Các vảy vàng tự sinh thƣờng liên quan với sulphur. Các khoáng vật của mạch ngoài thạch anh còn có ít albit, đôi khi có carbonat. Biến đổi cạnh mạch thƣờng là thạch anh hóa, berezit hóa các đá vây quanh. Trên diện tích có quặng hóa thƣờng phổ biến các dike diabas porphyrit, lamprophyr và các đá acid. Trong các dike thành phần acid thƣờng có quặng hóa ở dạng kiểu mạch bậc thang. Phần lớn ở vùng quặng có các mỏ thuộc thành hệ này liên quan chặt chẽ với các thể stock đá xâm nhập. Về kiến trúc trƣờng quặng, có thể chia thành 3 kiểu kiến trúc: 1) Mỏ phân bố ở bản lề nếp uốn; 2) Các

mạch quặng phát triển chủ yếu dọc theo đới dập vỡ và 3) Các mạch bậc thang. Các mỏ điển hình là Bendigo, Kalgurli (Úc) và Berezov ở Ural (Nga).

~ Thành hệ vàng-barit: Các mỏ vàng của kiểu thành hệ này tƣơng đối ít phổ biến. Chúng chủ yếu phân bố trong các đá magma phun trào Paleozoi sớm bị biến vị phân phiến. Thành phần của quặng phần lớn là barit, có chứa rất ít sulphur dạng xâm tán nhƣ pyrit, chalcopyrit, hiếm hơn có ít khoáng vật khác. Vàng tự sinh có dạng vi vảy xâm tán; trong đó, có giá trị là vàng liên quan với các sulphur.

~ Thành hệ vàng - sulphur: Các mỏ vàng thuộc thành hệ vàng-sulphur có thể chia ra: vàng - conchedan và vàng - đa kim. Kiểu vàng – conchedan: vàng ở dạng vi hạt phân bố với hàm lƣợng nhỏ trong pyrit và các sulphur khác. Khi bị phong hóa, vàng đƣợc giải phóng và tập trung trong đới oxit hóa. Kiểu vàng - đa kim có hàm lƣợng vàng cao hơn trong quặng nguyên sinh, vàng cũng có dạng vi hạt, đôi khi có thể thấy đƣợc, thƣờng đi cùng với galena, tetrahedrit.

~ Thành hệ vàng - đồng porph r: Vàng thuộc kiểu thành hệ này thƣờng phân bố ở dạng xâm tán trong pyrit, chalcopyrit và trong các sulphur khác của các vi mạch quặng. Vàng đƣợc khai thác khối lƣợng lớn và rất có giá trị công nghiệp.

+ Các mỏ vàng nhiệt dịch nhiệt độ thấp:

Vàng nhiệt dịch nhiệt độ thấp thƣờng liên quan với các hoạt động magma alpi. Các "mẫu vàng" có hàm lƣợng thấp có electrum cùng với các muối sulpho bạc, sulphur của các kim loại nặng, thạch anh nhiệt độ thấp, calcit, adular,v.v… Đá vây quanh thƣờng bị biến đổi argilit hóa. Các mỏ vàng này thƣờng phân bố trong các đá magma Đệ tam nhƣ Cordiler (Mỹ), Rumani, Nhật Bản, phần ĐB Liên Xô (cũ).

Các mỏ vàng nhiệt dịch nhiệt độ thấp gồm 2 thành hệ quặng công nghiệp: ~ Thành hệ vàng - thạch anh - adular - alunit: nhƣ mỏ Repablik (bang Washington, Mỹ); mỏ Balei ngoại Baical (Nga).

~ Thành hệ vàng – carbonat: mỏ Lebedin ở Iacuti.

P.D. Iakovlev (1986) [74] phân chia kiểu công nghiệp chính của vàng gồm: - Conglomerat biến chất dạng vỉa chứa vàng: Vitvatersrand, Gana, Tanzania. - Vàng-thạch anh-sulphur: Kolar (Ấn Độ), Kerkleid-Leik (Canada).

Chương 1. Cơ s thu t và phương pháp nghiên cứu

Cotrkarski, Đarasunski, Stepniak (Nga), California (Mỹ) và nhiều nơi khác. - Vàng-thạch anh dạng yên ngựa đa tầng: Bendigo và nhiều nơi ở Châu Úc. - Vàng-thạch anh và vàng-thạch anh-sulphur mạng mạch: Muruntau (Nga). - Vàng-thạch anh-sulphur dạng ống: Khomsteik (Mỹ).

- Tellur vàng và vàng-bạc (Mỹ) và những nơi khác. - Vàng hoặc vàng-sulphur dạng vỉa.

- Vàng sa khoáng: phổ biến ở Nga, Columbia, Mỹ, Canada, …

1.4.3. SƠ LƢ C V HỆ THỐNG PHÂN LOẠI QUẶNG VÀNG VIỆT NAM Trên cơ sở các phân loại vàng ở trên, các nhà địa chất Việt Nam chọn từng Trên cơ sở các phân loại vàng ở trên, các nhà địa chất Việt Nam chọn từng cách phân loại khác nhau, chủ yếu là phân loại theo thành hệ quặng hay kiểu mỏ.

Phân loại đầu tiên có Yu. A. Epstein (1986) gồm: vàng-thạch anh, vàng- antimonit, vàng-bạc, vàng trong greisen và vàng trong skarn. Nguyễn Văn Để (1987) [35] đã khái quát hóa các MK và BHKS vàng trên lãnh thổ Việt Nam gồm các thành hệ quặng vàng với các kiểu quặng đặc trƣng theo thành phần khoáng vật (Bảng 1.9).

Một số phân loại theo thành hệ quặng vàng ở từng khu vực nhƣ Tây Nam đới Sông Hiến, Hạ lƣu sông Đà – sông Mã (Nguyễn Nghiêm Minh và nnk, 1990), Bắc Việt Nam (Nguyễn Nghiêm Minh, Vũ Ngọc Hải và nnk, 1991), đới Đà Lạt, đới Kon Tum (Nguyễn Tƣờng Tri và nnk, 1990 và 1994). Hệ thống phân loại thành hệ quặng cả nƣớc trong đề tài KT-01-08 do Nguyễn Nghiêm Minh và Nguyễn Văn Chữ đồng chủ nhiệm (1994) cũng tƣơng tự phân loại của Nguyễn Văn Để (1987) [6, 35].

Bảng 1.9. Các thành hệ quặng vàng nội sinh Việt Nam (Nguyễn Văn Để, 1987) [35]

Thành hệ quặng quặng iểu hoáng vật

chủ yếu thứ yếu

1 Vàng-thạch anh - q py, arp, auts, ele

au-py-asp q, py, arp gal, sph, auts, chp, py, il,mt, chp

2 Vàng-thạch anh-sulphur au-ant q, ant, py, arp auts, sph, cux, arg, bor, chp

au-py-chp q, py, chp gn, sph, pyr, ele, auts

au-gn-sph q, gn, sph chp, py, pyr, auts, arg, arp, anm

3 Vàng-thạch anh-turmalin au-py-tur q, py, tur auts, gn, sph, chp, he, pyr, arp

4 Vàng-sulphur au-py py chp, auts, pyr, arp, sph, bor

5 Vàng - bạc - q, arg, py auts, gn, sph, cac, anm, chp, ele

K hiệu các ch vi t t t: au – vàng, anm-antimonit, auts - vàng tự sinh, agts - bạc, arp - arsenopyrit, arg – argentit, bor-bornit, cac – calcedon, chp – chalcopyrit, cux - đồng xám, ele – electrum, gn – galena, he – arg – argentit, bor-bornit, cac – calcedon, chp – chalcopyrit, cux - đồng xám, ele – electrum, gn – galena, he – hematit, il – ilmenit, mt - magnetit, sph – sphalerit, py – pyrit, pyr – pyrotin, q - thạch anh, tur - turmalin.

Phân loại theo kiểu mỏ có tính hệ thống lần đầu tiên cho tất cả các khoáng sản, trong đó có vàng trong đề tài “Nghiên cứu Ki n tạo - sinh khoáng Nam Việt Nam” (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2000) [2]. Trong đới Đà Lạt, Nguyễn Kim Hoàng (2005) phân loại các kiểu mỏ (kiểu khoáng sàng) vàng cũng trên cơ sở này [24].

1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU

1.5.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phƣơng pháp luận gồm hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học:

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 40)