Tính phân đới thân quặng, mỏ khoáng

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 30)

Theo D.V. Rundkvich và I.А. Nhezenski (1975) [73], trong điều kiện hóa lý và địa chất bình ổn, mỗi kiểu quặng nhiệt dịch cụ thể liên quan đến một hoạt động magma nhất định (chủ yếu là xâm nhập granitoid) tiến triển từ trong ra ngoài theo chiều ngang lẫn chiều đứng so với khối xâm nhập liên quan nguồn gốc sẽ phân thành 7 đới quặng nhất định theo điều kiện nhiệt độ giảm dần và thay đổi theo không gian và thời gian. Theo phân đới này, bắt đầu là đới I – đới không quặng – nằm trong khối

Chương 1. Cơ s thu t và phương pháp nghiên cứu

granitoid sinh quặng; sau đó, tƣơng ứng mỗi đới đƣợc đặc trƣng bởi một kiểu quặng nhất định có tính chất phân đới tƣơng tự theo W.H. Emmons theo chiều xa dần khối xâm nhập cụ thể có tính chuyên khoáng sinh khoáng nhất định.

W.H. Emmons (1924) đƣa ra lý thuyết, dung dịch nhiệt dịch bão hòa ở mức độ cao các chất khoáng, trên đƣờng di chuyển theo hƣớng xa dần khối magma sinh ra dung dịch nhiệt dịch chứa quặng và khi nhiệt độ giảm dần các khoáng chất lắng đọng lần lƣợt theo thứ tự ngƣợc với độ hòa tan của chúng. Kết quả là các khoáng vật thành tạo ở nhiệt độ cao sẽ phân bố gần nguồn còn những khoáng vật thành tạo ở nhiệt độ thấp hơn sẽ phân bố ở những đới nằm xa dần nguồn magma. Ông cũng cho rằng quy luật này còn thể hiện theo chiều thẳng đứng ngay trong phạm vi một thân quặng, nghĩa là từ đới sâu đến đới nông thành phần khoáng vật đƣợc phân bố theo chiều giảm dần nhiệt độ thành tạo. Trên cơ sở 2 định đề này, W.H. Emmons xây dựng hệ thống các mạch quặng liên quan với các khối xâm nhập lớn gồm 16 đới phân bố liên tục từ nguồn magma lên đến mặt đất và theo chiều xa dần khối magma đó: 1) mạch thạch anh không quặng; 2) thiếc; 3) wolfram; 4) bismut và molybden; 5) arsen; 6) vàng; 7) đồng (mạch chancopyrit), urani, niken, coban; 8) đồng (mạch tetrahedrit và enargit); 9) kẽm (một phần là chì, đồng); 10) chì (có chứa kẽm, đồng, bạc); 11) bạc; 12) không quặng; 13) vàng và bạc (telurua);14) antimon; 15) thủy ngân; 16) mạch không quặng có chalcedon, thạch anh, barit, fluorit,…

Tính phân đới nguyên sinh của một vùng quặng, một MK hay của một thân quặng đƣợc quyết định bởi sự thay đổi có quy luật về thành phần khoáng vật, thành phần hóa học trong phạm vi các diện tích chứa quặng đó.

Theo sự phân đới này, sẽ đánh giá quặng hóa xuất lộ trên mặt hiện nay thuộc vị trí nào (dƣới, giữa hay trên) của đới dƣới quặng, đới giữa quặng và đới trên quặng. Ứng với kiểu quặng của một MK hay BHKS (tƣơng ứng kiểu mỏ / kiểu khoáng) cụ thể đang nghiên cứu đang xuất lộ trên mặt và kết hợp với các yếu tố khác, gồm các nhân tố khống chế quặng, các dấu hiệu tìm kiếm,… để đánh giá độ sâu sâu bóc mòn của một vùng quặng, một mỏ khoáng hay của một thân quặng.

1.4. PHÂN OẠI V QUẶNG VÀNG

1.4.1. KHÁI QUÁT V CÁC PHÂN LOẠI QUẶNG VÀNG

Trong điều tra, tìm kiếm - thăm dò cũng nhƣ trong nghiên cứu sinh khoáng, việc phân chia và hệ thống các mỏ khoáng là quan trọng. Đến nay trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam có nhiều cách phân chia và hệ thống phân loại khoáng sản nói chung và vàng nói riêng. Khái niệm, nguyên tắc phân loại và tiêu chuẩn xác định (nhƣ: kiểu, phụ kiểu, địa hóa, khoáng vật, địa chất,…) về thành hệ quặng hay kiểu mỏ vẫn chƣa thống nhất không chỉ giữa các nhà nghiên cứu địa chất trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Một cách tổng quát, quặng vàng nội sinh gồm 2 loại hình chính:

- Quặng v ng thực thụ: Vàng là sản phẩm sử dụng duy nhất của quặng hoặc là sản phẩm chính đi kèm một số kim loại khác trong quặng. Đáng lƣu ý là trong

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 30)