Ng quặng Cát Tiên (CII3B)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 190)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

2.ng quặng Cát Tiên (CII3B)

V ng quặng Cát Tiên có diện tích rộng khoảng 1.620km2

, phân bố nơi tiếp giáp giữa 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, thuộc phần phía đông phụ đới Phước Long - Biên Hòa, có dạng hơi kéo dài phương á KT (lệch đông).

Tham gia vào cấu trúc v ng quặng này hầu hết là các đá trầm tích hệ tầng La Ngà có phương uốn nếp KT-á KT và bị một số thể nhỏ xâm nhập granitoid phức hệ Định Quán xuyên cắt. Phủ lên chúng rộng rãi và dày cao dần về phía bắc là bazan Miocen giữa-Đệ tứ.

Khoáng sản đặc trưng của vùng quặng này là vàng, thứ yếu là antimon và đi kèm có chì-kẽm. Trong v ng quặng này c ng chỉ mới phát hiện và đăng ký 3 điểm vàng gốc gồm 1 BHKS (Núi Ó) và 2 BHKH (Cát Tiên và Phước Cát). Căn cứ vào đặc điểm quặng hóa vàng Núi Ó, có thể thể xếp chúng thuộc kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit. Trong vùng quặng này còn có 2 BHKS vàng sa khoáng aluvi (Cây Chanh và Cát Tiên) và 1 vành phân tán trọng sa vàng bậc I. Quặng hóa vàng là các mạch thạch anh-sulphur-vàng dày <1m, đôi nơi tạo thành đới dày đến 4m (Phước Cát), 20÷26m (Núi Ó) theo phương ĐB-TN, cắm đứng. Hàm lượng (g/t) các nguyên tố quặng thay đổi: Au 0,3÷1,0; Ag 0,0÷4,4 (Cát Tiên) hay Au<0,1÷1,62; Ag 0,1÷0,5 (Núi Ó); nguyên tố As, Pb, Zn có hàm lượng khá cao. Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể nhưng so sánh với điểm quặng hóa antimon Ea Mao (Đak Nông) thể có vàng cộng sinh trong các mạch thạch anh-antimonit ở Tiên Hoàng trong v ng quặng này.

Với mức độ bóc mòn địa chất thấp, trong v ng quặng này chỉ lộ một vài thể xâm nhập granitoid và các biểu hiện khoáng hóa vàng lộ rải rác trong các đá trầm tích tuổi Jura sớm - giữa, có thể có các thân quặng vàng thạch anh-sulphur dạng mạch còn ẩn sâu hoặc bị phủ bởi bazan. Do đó, có thể đánh giá v ng quặng này có triển vọng về quặng hóa vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 190)