Phụ đới sinh khoáng Đèo Cả-Long Hải (CII2)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 183)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

b. Phụ đới sinh khoáng Đèo Cả-Long Hải (CII2)

Phụ đới sinh khoáng Đèo Cả - Long Hải chiếm toàn bộ diện tích phía đông và ĐN đới sinh khoáng Đà Lạt, có dạng tuyến kéo dài phương ĐB-TN với diện tích khoảng 28.000 km2. Ranh giới phụ đới về phía bắc là hệ đứt gãy Rạch Giá - Tuy Hòa, phía tây là đường ziczac của 2 hệ đứt gãy phương TB-ĐN (thứ yếu) và ĐB-TN (chủ yếu) từ Đa Chay - Đà Lạt - Sa Võ đến Sông Dinh, phía ĐN là đứt gãy Hòn Khoai - Cà Ná, phía đông là đứt gãy Đảo Lý Sơn - Hòn Trâu.

Tham gia vào cấu trúc của phụ đới này gồm các THTKT với các THĐ:

+ Rift nội lục sau va chạm Trias giữa: Có THĐ núi lửa vôi-kiềm, chủ yếu acid tuổi Trias giữa (hệ tầng Mang Yang) lộ dạng “thể sót” nhỏ trong các thành tạo Mesozoi muộn ở nam Đèo Cả.

+ Căng giãn tạo rift v rìa lục ịa thụ ộng Jura sớm-giữa: THĐ trầm tích lục nguyên-carbonat (hệ tầng Draylinh), lục nguyên (hệ tầng La Ngà) phổ biến nhưng thường bị phân cắt, uốn nếp mạnh mẽ với phương cấu trúc chính là ĐB-TN.

+ Cung magma rìa lục ịa tích cực ki u ông Á cổ Kreta gồm các đá phun trào, xâm nhập vôi-kiềm phát triển rộng rãi; một phần không nhỏ, là các đá phun trào bị bóc mòn khá mạnh. Các THĐ trong cung magma này gồm có:

- THĐ núi lửa vôi-kiềm trung tính-acid (hệ tầng Đèo Bảo Lộc và hệ tầng Nha Trang) lộ khá phổ biến nhưng phân bố chính ở trường Hòn Gốm - Nha Trang, Ca Tô. Những nơi khác bị bóc mòn và phá hủy mạnh bởi các granitoid vôi-kiềm, nhiều nơi, các đá phun trào chỉ còn dạng thể sót nhỏ như ở phần phía nam.

- THĐ granitoid vôi-kiềm phổ biến ở phần phía bắc đến trung tâm phụ đới có thành phần chủ yếu trung tính hơn (phức hệ Định Quán) và phổ biến trên cả phụ đới và lộ liên tục hơn chủ yếu thành phần acid hơn (phức hệ Đèo Cả).

+ B n giữa cung magma rìa lục ịa ki u ông Á cổ Kreta muộn với THĐ granit vôi-kiềm cao nhôm (phức hệ Ankroet) xuất lộ hiếm hoi, ven rìa tây.

Cấu trúc này bị xuyên cắt bởi THĐ ch m dike tương phản liên quan đến rift

trong Kainozoi sớm. Các dike thành phần acid á kiềm (phức hệ Phan Rang) và mafic (phức hệ C Mông) phổ biến ở rìa ĐN theo phương ĐB-TN (30÷400) tạo đới rộng >60 km, dài 120 km. Các dike này thường dài 5†6 km, rộng 50†100 m. Ngoài ra,

còn gặp các dike, mạch lông chim dài 100†200 m, rộng 5†10 m có phương chéo góc với phương chính 20†300. Vào Kainozoi muộn, ở phần rìa đông và ĐN của phụ đới này bị phủ bởi các á phun tr o bazan kiềm v á kiềm có diện lộ không lớn (ngoại trừ vùng Ngãi Giao) v trầm tích thềm lục ịa có nguồn gốcbiển, gió.

Các hệ đứt gãy nội phụ đới phát triển mạnh theo 4 phương: ĐB-TN, TB-ĐN, VT và KT; trong đó, hệ ĐB-TN và KT đóng vai trò khống chế khoáng hóa vàng.

Trong Kainozoi, phụ đới là v ng nâng vững bền kiểu dạng bậc theo hướng TB-ĐN và ĐB-TN và có hướng núi kéo dài ĐB-TN, địa hình bị bóc mòn mạnh.

Sinh khoáng đặc trưng của phụ đới vào Kreta là Au và Mo, thứ yếu là Cu, Pb- Zn, W và Sn. Quặng hóa vàng chủ yếu thuộc các kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch, gồm 3 kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit, vàng-thạch anh- sulphur đa kim và vàng-thạch anh-pyrit. Trong v ng còn gặp các biểu hiện khóang hóa yếu của kiểu mỏ vàng-bạc-sulphur xâm tán trong đá phun trào biến đổi và vàng cộng sinh trong kiểu mỏ chalcopyrit-molybdenit.

Có thể thấy phụ đới chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động magma Mesozoi muộn nhưng bị nâng và bóc mòn mạnh vào Kainozoi nên tuy phổ biến các dấu hiệu quặng hóa nhưng thường nghèo và có hàm lượng quặng thấp. Ven rìa phía tây của đới, một vài nơi còn tồn tại các đá trầm tích Jura sớm giữa có cấu trúc phức nếp lồi thuận lợi cho tập trung quặng hóa vàng nhiệt dịch nên vẫn còn một số v ng có triển vọng như Trà Năng và Gia Bang. Do đó, quặng hóa vàng trong phụ đới chỉ là từ ít triển vọng đến không triển vọng, ngoại trừ v ng quặng Trà Năng (rìa tây phụ đới). Trong phụ đới này, khoanh định được 4 v ng quặng: Đèo Cả, Krông Pha, Trà Năng và Tân Đức.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 183)