Ng quặng Tây Sơn (CII4C)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 196)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

3. ng quặng Tây Sơn (CII4C)

V ng quặng Tây Sơn rộng khoảng 1.050 km2 thuộc huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), phân bố ở trung tâm phụ đới Đa Chay - Gia Ray.

Trong v ng quặng phân bố rộng rãi xâm nhập granitoid phức hệ Định Quán, granit phức hệ Ankroet, các đá trầm tích hệ tầng La Ngà, các đá núi lửa hệ tầng Đèo Bảo Lộc và hệ tầng Đơn Dương. Về phía nam, vùng bị phủ bởi bazan hệ tầng Túc Trưng. Các đá trầm tích bị biến chất nhiệt và biến vị mạnh mẽ. Về kiến tạo, phát triển các hệ đứt gãy-khe nứt phương ĐB-TN và phương TB-ĐN. Các hệ đứt gãy - khe nứt này có vai trò khống chế quặng vàng.

Quặng hóa trong v ng quặng này chủ yếu là vàng và thiếc - wolfram, thứ yếu là uran - thori. Vàng gốc thuộc kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit gồm 1 MN, 1 BHKS và 10 BHKH. Ngoài ra, có 1 BHKH kiểu khoáng vàng-thạch anh- sulphur đa kim và 1 BHKH kiểu mỏ vàng-bạc sulphur xâm tán trong đá phun trào biến đổi. Thân quặng thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch dày từ 0,05m (X Liêng Đơn, N. Ter Lang Đông) đến 1,5m (Ấp Dar Mang) tạo thành đới dày 1÷16m và có thế nằm khác nhau. Phần lớn các điểm quặng hóa vàng này là những BHKH mới được điều tra sơ bộ, có hàm lượng (g t) Au và Ag phần nhiều là thấp (Au <1; Ag <3) và có quy mô nhỏ; ngoại trừ vài điểm như MK Đạ Đờn có Au 0,4÷23,1 và Ag <10; X. Liêng Đơn có Au 1,8 và Ag 1,2,... Kiểu mỏ vàng-bạc- sulphur trong đá phun trào biến đổi (BHKH Teur Lang To) có dạng đới xâm tán phát triển theo phương ĐB-TN, có hàm lượng (g t) Au 0,2÷0,9 và Ag 0,3÷1,9. Ngoài ra, còn có 3 BHKS vàng sa khoáng (Đa R‟Đô-Tây Sơn, Tây Sơn và Phi Liêng) có quy mô nhỏ và hàm lượng Au và Ag thấp, hầu hết đã bị khai thác. Trong vùng, c ng có một số vành vàng trọng sa có quy mô nhỏ.

Chương 4. c i m sinh khoáng v tri n v ng qu ng hóa v ng nhiệt dịch ới Lạt

Vùng quặng này có mức độ bóc mòn địa chất trung bình và quặng hóa vàng liên quan chủ yếu với granitoid phức hệ Định Quán. Do đó, dù các điểm phần lớn được xếp là BHKH nhưng với mức độ phổ biến nhiều và có dấu hiệu tìm kiếm tốt, quặng hóa vàng ở v ng quặng này có triển vọng với quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)