Phụ đới sinh khoáng Sre Pok (CII1)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 181)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

a. Phụ đới sinh khoáng Sre Pok (CII1)

Phụ đới Sre Pok trên lãnh thổ Việt Nam là phần TB đới Đà Lạt với diện tích gần 1.100 km2. Phụ đới này có cấu trúc của một phức nếp lõm lớn và bị phức tạp thêm bởi nếp lồi Đak Lin, nếp lõm đoản EaSup và hệ uốn nếp dạng tuyến Bản Đôn - Stem Bok kéo dài phương TTN-ĐĐB đến á VT. Ranh giới phụ đới về phía nam là hệ đứt gãy thuận Đak Mi-Krông Bông (F10), về phía bắc và ĐB theo ranh giới của đới Đà Lạt (giáp đới Kon Tum) là đường hợp bởi đới đứt gãy Ea Sup-Krông Păk (F3), đới đứt gãy Đak Mil–Krông Bông và một phần của đứt gãy Tuy Hòa–Biên Hòa (F7).

Nền của phụ đới hầu hết là các đá trầm tích lục nguyên-carbonat (hệ tầng: Đak B ng và Draylinh), trầm tích lục nguyên (hệ tầng La Ngà) và trầm tích lục địa màu đỏ (hệ tầng Ea Sup). Phần phía bắc (khối Ea Sup), các đá trầm tích màu đỏ thuộc hệ tầng Ea Sup tạo nên nếp lõm đoản có trục kéo dài phương TB-ĐN. Phần phía nam (khối Bản Đôn) là một phần của phức nếp lõm Stem Bok-Buôn Ma Thuột và bị phức tạp thêm bởi các nếp lồi, nếp lõm dạng tuyến c ng có phương cấu trúc VT; ở TN, có phương trục ĐĐB-TTN. Vào Kreta, phần TN phụ đới bị ảnh hưởng ít nhiều của hoạt động magma với sự có mặt của 2 thể nhỏ xâm nhập granitoid vôi- kiềm thuộc phức hệ Định Quán) ở Bo Heng, Buôn No Rech và thể granit dạng mạch ở Ea Mao. Phần phía đông của phụ đới hầu như bị phủ bởi bazan Kainozoi muộn dày từ 10 ÷ 15m đến 250m.

Giữa phụ đới về phía tây lộ ra cửa sổ có trục kéo dài theo phương VT được khoanh định là ới qu ng ak Lin (CII0A) có khoáng hóa vàng – bạc.

Các hệ thống đứt gãy kiến tạo trong phụ đới này rất phát triển: ở rìa nam là đới đứt gãy sinh kèm hệ đứt gãy Đak Mil – Krông Bông, ở rìa ĐB là hệ đứt gãy phương TB-ĐN, về phía tây và TN Bản Đôn có nhiều đứt gãy phương KT.

Phụ đới này có chế độ kiến tạo tương đối bình ổn, ít chịu ảnh hưởng của hoạt động magma tuổi Mesozoi muộn và có mức độ bóc mòn địa chất thấp. Do đó, khoáng sản vàng nói riêng vào giai đoạn này từ ít triển vọng đến có triển vọng.

Khoáng sản chính của phụ đới vào Kreta là antimon thuộc kiểu mỏ antimonit - thạch anh dạng mạch. Cộng với sự có mặt một số vành trọng sa, có thể có vàng thuộc KM vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch. Do đó, trong phụ đới này có thể khoanh định được 1 v ng quặng là Đak Đrông.

ng quặng Đak Đrông (CII1A)

V ng quặng này rộng khoảng 700km2,thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, V ng quặng có dạng kéo dài phương á VT.

Trong v ng, hầu hết là đá trầm tích hệ tầng La Ngà có phương uốn nếp VT và bị xuyên cắt bởi vài mạch granit porphyr phức hệ Định Quán. Các đá bị xuyên cắt bởi 2 hệ đứt gãy chính là KT và VT. Phủ lên trên là bazan Kainozoi muộn.

Khoáng sản chính là antimon, thứ yếu là vàng, dự đoán có thể có chì-kẽm (?). Trong v ng quặng này chỉ mới phát hiện 1 BHKS antimon Ea Mao và 2 vành trọng sa vàng bậc I. Thân quặng antimon là những mạch, hệ mạch mỏng, ổ bướu có dạng phức tạp của thạch anh-antimonit, xuyên cắt sét bột cát kết hệ tầng La Ngà. Biến đổi đá vây quanh chủ yếu là thạch anh hóa, clorit hóa và kaolin hóa. Có 6 đới quặng, mỗi đới dài 100÷200m theo phương KT, dày trung bình 1,0m. THCSKV quặng chủ yếu là antimonit, thứ yếu là sphalerit, galena và bornit. Hàm lượng (g t) nguyên tố quặng: Sb 11,1÷32,5; Au 0,1÷1,0. Vàng là nguyên tố cộng sinh trong kiểu mỏ antimonit- thạch anh dạng mạch.

Quặng hóa chính là antimon và một số vành trọng sa vàng bậc I nên dự đoán quặng hóa thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch có thể còn ẩn sâu và bị phủ bởi bazan. Có thể đánh gía, đây là v ng quặng chưa rõ triển vọng.

Chương 4. c i m sinh khoáng v tri n v ng qu ng hóa v ng nhiệt dịch ới Lạt

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 181)