CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 74)

- Vùng quặng (theo E Satalov, 1963): Là những diện tích có hình dạng đẳng thƣớc hoặc bất kỳ Nếu diện tích có dạng tuyến tính đƣợc gọi là đới quặng Đây là

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA C C IỂU MỎ VÀNG NHIỆT DỊCH ĐỚI ĐÀ LẠT

3.1. NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN PHÂN CHIA IỂU MỎ

Trong nghiên cứu quặng hóa và phân chia kiểu mỏ vàng nhiệt dịch trong đới Đà Lạt, trong luận án sử dụng 2 thuật ngữ: kiểu mỏ và kiểu khoáng.

iểu mỏ (deposit types) được hiểu là tập hợp tự nhiên các mỏ khoáng (MK) và biểu hiện khoáng sản (BHKS) có những đặc điểm chung về thành phần khoáng vật, đặc điểm đá vây quanh, biến đổi đá vây quanh và hình thái thân quặng, được thành tạo trong những điều kiện địa chất nhất định (Nguyễn Xuân Bao, Nguyễn Văn Bỉnh, Nguyễn Kim Hoàng, Trần Xuân Toản, Mai Kim Vinh, 2000) [2].

Tên kiểu mỏ được gắn với thành phần vật chất quặng (gồm thành phần khoáng vật và thành phần hóa học), điều kiện thế nằm và hình thái thân quặng (như kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch), đặc điểm đá vây quanh (như kiểu mỏ vàng-bạc-sulphur xâm tán trong đá phun trào biến đổi,...), nguồn gốc (như kiểu mỏ vàng sa khoáng aluvi). Trong mô tả, kiểu mỏ phải nêu được các thông số đặc trưng như: khoáng sản chính và khoáng sản phụ hay đi kèm, hàm lượng, trữ lượng và / hoặc tài nguyên, vị trí địa chất của mỏ, đá vây quanh và đá biến đổi, hình thái thân quặng và đặc điểm phân bố khoáng vật quặng, các khoáng vật tạo quặng chính (các THCSKV), tuổi đá vây quanh và quặng, nguồn gốc, các nhân tố khống chế tạo quặng và giá trị công nghiệp. Cách phân chia này, v a ch trọng kiểu nguồn gốc MK c ng như loại hình công nghiệp của ch ng.

Một cách tổng quan, kiểu mỏ tư ng đư ng thành hệ quặng (THQ) nhưng THQ có tính tr u tượng, c n kiểu mỏ có tính cụ thể h n. Kiểu mỏ v a mang đặc điểm của THQ khi nghiên cứu một cách tổng thể, v a thể hiện đặc điểm của kiểu quặng, có tính chất loại hình công nghiệp của các MK khi nghiên cứu theo t ng yếu tố cụ thể. Ví dụ, trong phạm vi một MK, một trường quặng vàng, có nhà nghiên cứu có thể phân ra 2 THQ: vàng - thạch anh-pyrit (mạch thạch anh-pyrit-vàng) và vàng- thạch anh-sulphur đa kim (mạch thạch anh-sulphur đa kim-vàng). Cách phân chia

Chương 3. c i m qu ng hóa các ki u mỏ vàng nhiệt dịch ới à Lạt

này sẽ đi ngược lại các quan niệm về THQ. Thực tế, 2 THQ này chỉ là 2 kiểu quặng có thành phần vật chất khác nhau ứng với 2 GĐTK khác nhau của một TKTK nhiệt dịch. Tư ng ứng 2 kiểu quặng này chính là 2 kiểu khoáng của cùng một kiểu mỏ.

Kiểu mỏ không chỉ mang các dấu hiệu vật chất và kiến tr c, chỉ r nguồn gốc mà c n thể hiện giá trị kinh tế-công nghiệp và mức độ triển vọng của MK. Do đó, sử dụng phư ng pháp phân tích kiểu mỏ có ngh a quan trọng trong nghiên cứu quặng hóa, sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản, góp phần lựa chọn phư ng pháp tìm kiếm-thăm d và công nghệ khai thác-chế biến đạt hiệu quả cao.

iểu khoáng (mineral type) là một phần của kiểu mỏ, có thành phần vật chất ít nhiều khác nhau ứng với t ng GĐTK của một TKTK nhiệt dịch nên có thể phân chia ra các kiểu khoáng. Do đó, kiểu khoáng là một phần của kiểu mỏ, có THCSKV nhất định được sinh thành trong điều kiện địa chất c ng như trong điều kiện hóa lý tư ng đối bình ổn. Như vậy, một kiểu mỏ có thể gồm một hoặc vài kiểu khoáng.

3.2. PHÂN LOẠI C C IỂU MỎ VÀNG ĐỚI ĐÀ LẠT

Trong đới Đà Lạt, khoáng sản vàng khá phổ biến với nhiều kiểu mỏ khác nhau. Về loại hình quặng, quặng vàng có nguồn gốc nhiệt dịch gồm quặng vàng gốc thực thụ, quặng vàng cộng sinh; quặng vàng có nguồn gốc ngoại sinh gồm quặng vàng biểu sinh và vàng sa khoáng. Quặng vàng gốc thực thụ có triển vọng, đồng thời c ng là nguồn cung cấp sản phẩm chính cho các loại hình vàng ngoại sinh.

Theo nguyên tắc và tiêu chuẩn phân chia nêu trên, 138 MK, BHKS và BHKH vàng thực thụ và các điểm quặng hóa có vàng cộng sinh trong đới Đà Lạt (Bảng 3.1, và Bản vẽ 2.2), được phân chia thành các kiểu mỏ, kiểu khoáng như sau (Bảng 3.2):

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 74)