Quặng nhiệt dịch có vàng cộng sinh gồm có các kiểu mỏ:

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 80)

IX KIỂU MỎ VÀNG SA KHOÁNG CỔ

2. Quặng nhiệt dịch có vàng cộng sinh gồm có các kiểu mỏ:

+ Ki u mỏ chalcopyrit – molybdenit có vàng cộng sinh + Ki u mỏ galena - sphalerit dạng mạch có vàng cộng sinh

+ Ki u mỏ casiterit – turmalin - thạch anh dạng mạch có vàng cộng sinh + Ki u mỏ antimonit - thạch anh dạng mạch có vàng cộng sinh

Qua nghiên cứu chi tiết các điểm vàng của các vùng: Trảng Sim, Krông Pha, Gia Bang và Suối Linh và một số điểm vàng khác cho thấy rằng, quặng hóa vàng nội sinh trong đới Đà Lạt đều thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch có nguồn gốc nhiệt dịch liên quan các hoạt động magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ [2] hay kiểu Andes [42, 44] vào Mesozoi muộn; chỉ có rất ít BHKH vàng liên quan với hoạt động magma của rìa lục địa cực kiểu Sunda [2] vào Paleozoi muộn. Do đó, có thể cho rằng quặng hóa vàng nội sinh đới Đà Lạt là quặng vàng nhiệt dịch được thành tạo vào Mesozoi muộn. Phân tích tuổi đồng vị bằng phư ng pháp Ar-Ar cho sericit trong mạch của kiểu quặng vàng-thạch anh-sulphur tại Trà Năng cho tuổi 129,3±5,6 tr.n [18] gần g i với tuổi granitoid phức hệ Định Quán là granitoid sinh vàng thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch.

Trong các loại hình quặng vàng, quặng vàng gốc thực thụ đóng vai tr chủ đạo, có thể tạo các MK vàng gốc và là nguồn cung cấp để tạo vàng sa khoáng và vàng biểu sinh. Kiểu mỏ vàng sulphur xâm tán trong các dike sẫm màu chỉ có 3 BHKH chưa đầy đủ các tiêu chí để xác lập một kiểu mỏ thật sự; về triển vọng, ch ng c ng không có giá trị công nghiệp nên không đưa ra nghiên cứu chi tiết.

Trong số các loại quặng nhiệt dịch khác có vàng cộng sinh chỉ có kiểu mỏ chalcopyrit-molybdenit là kiểu mỏ có vàng cộng sinh đạt hàm lượng công nghiệp, đóng vai tr là khoáng sản đi kèm có giá trị. Các kiểu mỏ: galena-sphalerit dạng mạch, casiterit-turmalin-thạch anh dạng mạch và antimonit-thạch anh dạng mạch c ng có vàng cộng sinh nhưng có hàm lượng Au và Ag thấp, không có giá trị công nghiệp. Do đó, trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong luận án này chỉ trình bày các kiểu mỏ vàng nhiệt dịch thực thụ và kiểu mỏ nhiệt dịch khác có vàng cộng sinh có giá trị nhất định là kiểu mỏ chalcopyrit-molybdenit có vàng cộng sinh. Các kiểu mỏ này có sự đầu tư nghiên cứu của nghiên cứu sinh bằng kết quả của mình.

Chương 3. c i m qu ng hóa các ki u mỏ vàng nhiệt dịch ới à Lạt

Kiểu mỏ vàng sulphur xâm tán trong các dike sẫm màu và các kiểu mỏ có vàng cộng sinh gồm: galena-sphalerit dạng mạch, casiterit-turmalin-thạch anh dạng mạch và antimonit-thạch anh dạng mạch được tổng hợp và trình bày trong Phụ lục.

3.3. ĐẶC ĐIỂM C C IỂU MỎ VÀNG NHIỆT DỊCH ĐỚI ĐÀ LẠT

3.3.1. KIỂU MỎ VÀNG-THẠCH ANH-SULPHUR DẠNG MẠCH

3.3.1.1. Đặc điểm chung về kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch

Đây là kiểu mỏ có quy mô phân bố rộng rãi nhất và có đặc điểm chung:

+ Thường phân bố chung quanh các thể granitoid vôi-kiềm thuộc phức hệ Định Quán và phức hệ Đèo Cả hay granit vôi-kiềm cao nhôm thuộc phức hệ Ankroet. Đa số thân quặng hoặc thân khoáng hóa của kiểu mỏ này phân bố trong đới nội hoặc đới ngoại tiếp x c của các thể granitoid thuộc các phức hệ trên với các THĐ trầm tích lục nguyên, lục nguyên-carbonat tuổi Jura sớm-giữa loạt Bản Đôn.

+ Thân khoáng chủ yếu là dạng mạch, gồm phần lớn là hệ mạch hay mạch đ n, rất ít mạng mạch hoặc dạng ống (Suối Linh). Các mạch, hệ mạch kéo dài liên tục đến hàng trăm mét hoặc đứt đoạn. Bề dày của các mạch hoặc hệ mạch ổn định hoặc phình thắt dạng thấu kính. Các đới biến đổi đá vây quanh cạnh mạch c ng có bề dày hẹp, thường <1m. Thân quặng thường cắm dốc trên 650

.

+ Các kiểu biến đổi nhiệt dịch chủ yếu là hiện tượng clorit hóa, sericit hóa, epidot hóa, thạch anh hóa, đôi chỗ là berezit hóa (Suối Linh, Trảng Sim).

+ THKV trong mạch chủ yếu là thạch anh 85÷95%, ít đến rất ít là các khoáng vật epidot, clorit, sericit và carbonat. Khoáng vật quặng phổ biến gồm: pyrit, arsenopyrit, chalcopyrit, galena, sphalerit, vàng tự sinh và electrum. Tùy t ng kiểu khoáng khác nhau, tỷ lệ các khoáng vật này thay đổi là thành phần chính hoặc thứ yếu hay ít, rất ít. Các khoáng vật quặng không phổ biến với tỷ lệ thấp (<1%) như: bismutin, bismut tự sinh, tetrahedrit, molybdenit, bornit,...

+ Tổ hợp nguyên tố quặng phổ biến là Au, Ag, Fe, Cu, As, Pb, Zn; ít phổ biến và có vai trò thứ yếu gồm: Bi, Mo, Sb,…

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểu mỏ này có nguồn gốc nhiệt dịch, có liên quan nguồn gốc với các thể granitoid vôi-kiềm thuộc phức hệ Định Quán và Đèo Cả

hay granit vôi-kiềm cao nhôm thuộc phức hệ Ankroet và thường phân bố chung quanh hoặc bên trong các thể xâm nhập này.

Kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch trong đới Đà Lạt có thể phân chia thành 4 kiểu khoáng gồm có: vàng-thạch anh-pyrit, vàng-thạch anh-arsenopyrit, vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit và vàng-thạch anh-sulphur đa kim.

Trong một MK hay BHKS, có thể gặp 2 kiểu khoáng phát triển ở 2 giai đoạn tạo khoáng khác nhau cùng một kiểu mỏ. Đó là kiểu khoáng vàng-thạch anh- arsenopyrit-pyrit (giai đoạn trước) và kiểu khoáng vàng-thạch anh-sulphur đa kim (giai đoạn sau) như ở Suối Linh, Gia Bang, Trà Năng,.... cùng kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch liên quan granitoid phức hệ Định Quán, chủ yếu pha 2.

Mặt khác, có kiểu khoáng này phát triển chuyển tiếp t kiểu mỏ khác có vàng cộng sinh như: kiểu khoáng vàng-thạch anh-pyrit có thể chuyển tiếp t kiểu mỏ chalcopyrit-molybdenit liên quan granitoid phức hệ Đèo Cả, chủ yếu pha 3 hoặc kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit có thể chuyển tiếp t kiểu mỏ arsenopyrit- thạch anh dạng mạch hay kiểu mỏ casiterit-thạch anh-turmalin dạng mạch liên quan nguồn gốc granit phức hệ Ankroet, chủ yếu pha 2.

Trước đây, nhiều công trình nghiên cứu [6, 35, 45] cho rằng, ngoài kiểu mỏ (hoặc THQ) này còn có kiểu mỏ (hoặc THQ) vàng-thạch anh hay vàng-thạch anh ít sulphur. Tuy nhiên, theo nghiên cứu sinh đặc điểm của kiểu mỏ này ở đới Đà Lạt c ng tư ng tự kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch, ngoại tr tỷ lệ sulphur thấp (<3%) như ở các BHKS: Mang Ling, Y.N. Teur Lang, Klang Bah (Lâm Đồng) và Sông Cà Giây (Bình Thuận). Do đó, thực chất kiểu quặng hóa vàng này vẫn thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch nhưng tỷ lệ sulphur giảm đi tại n i lộ ra.

Các kiểu khoáng thuộc kiểu mỏ này có đặc điểm sau đây.

3.3.1.2. iểu khoáng vàng - thạch anh - pyrit

Trong phạm vi đới Đà lạt có 13 MK, BHKS và BHKH thuộc kiểu khoáng vàng-thạch anh-pyrit, chiếm tỷ lệ 11,93% trong tổng số điểm vàng gốc thực thụ trong đới Đà Lạt. Các điểm đặc trưng của kiểu khoáng này là Trảng Sim, TN. N i Hư ng, TB. Đèo Cả (Ph Yên), Klang Bah (Lâm Đồng), TN. N i Bể (Bình Thuận) với các điểm nổi bậc như sau:

Chương 3. c i m qu ng hóa các ki u mỏ vàng nhiệt dịch ới à Lạt

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 80)