Nguồn gốc quặng hóa và hoạt động tạo khoáng

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 91)

IX KIỂU MỎ VÀNG SA KHOÁNG CỔ

g. Nguồn gốc quặng hóa và hoạt động tạo khoáng

+ Nguồn gốc và mối liên quan quặng hóa với hoạt động magma

Về không gian phân bố, phần lớn các BHKS vàng thuộc kiểu khoáng này xuyên cắt trong granit pha 2 phức hệ Đèo Cả như: TB. Đèo Cả, TN. N i Bể,… Quặng hóa vàng vùng Trảng Sim phân bố trong các đá phun trào. Tuy nhiên, magma liên quan quặng hóa vàng được xác định không phải là magma phun trào hệ tầng Nha Trang mà là granit phức hệ Đèo Cả. Ý kiến nhận định dựa trên c sở dữ liệu sau:

- Các thân quặng vàng có dạng mạch, hệ mạch đ n giản, theo phư ng á KT- KT do bị khống chế bởi các hoạt động đứt gãy xảy ra sau hoạt động phun trào, không theo cấu tr c họng n i lửa, không đặc trưng cho hoạt động nhiệt dịch phun trào.

- Sau phun trào hệ tầng Nha Trang chỉ có granit phức hệ Đèo Cả và các dike phức hệ Cù Mông phát triển gần các thân quặng vàng h n cả.

- Kết quả đo khe nứt, vùng Trảng Sim được khống chế bởi 2 hệ đứt gãy ĐB- TN và KT. Vào giai đoạn đồng tạo quặng, lực ép thay đổi theo phư ng KT, các khe nứt cắt trước đây tiếp tục mở rộng và được hoạt động nhiệt dịch lấp đầy tạo các thân quặng. Vào giai đoạn sau tạo quặng, ứng lực chuyển sang phư ng VT, các thân quặng ban đầu bị nén ép, cà nát và tạo mặt trượt giữa thân quặng với đá vây quanh.

Theo số liệu đo đạc khe nứt trong các đá phun trào do quá trình đông cứng của dung nham không xuất hiện thành cực trị trên biểu đồ do ít và phân tán. Do đó, về khe nứt chứng tỏ quặng hóa liên quan các đá phun trào hạn chế.

Về thành phần khoáng vật phụ, một số khoáng vật quặng và phụ (giã đãi) trong 3 thành tạo cho thấy, các thân quặng thạch anh-sulphur-vàng gần g i các thể granit pha 2 phức hệ Đèo Cả h n là với các đá phun trào acid hệ tầng Nha Trang [19]. Ở đây, THKV sphen, rutil, granat chỉ có trong granit và mạch thạch anh-pyrit- vàng; THKV galena, chalcopyrit rất ít gặp trong các đá phun trào h n là trong granit và THKV arsenopyrit, seruxit, vàng tự sinh chỉ thấy khá phổ biến trong granit.

Trong granit phổ biến pyrit và galena, rất ít molybdenit, chalcopyrit, arsenopyrit và vài hạt vàng tự sinh. THKV này thể hiện có sự gần g i về nguồn gốc giữa granit có quặng hóa Mo-Cu và Au-đa kim? với các thân quặng.

Về thứ tự các quá trình biến chất trao ổi và lắng ọng qu ng: Có thạch anh- albit xuyên cắt các THCSKV cùng giai đoạn rửa l a acid nhưng ở nhiệt độ thấp h n là greisen hóa và quarzit thứ sinh (Ảnh 3.5 và 3.6). Như vậy, thạch anh-albit không cùng nguồn gốc với phun trào hệ tầng Nha Trang mà của magma sau đó.

Về ịa hóa, kết quả phân tích cho thấy granit phức hệ Đèo Cả có các nguyên tố tăng cao trên Clark: Ni (5,1 lần trong pha 2; 7,39 lần trong pha 3); Cu (2,67; 0,61); Zn (2,28; 2,88); Mo (2,14 lần trong pha 2) và As; c n có U (8,71; 1,46); Nb 93,15; 2,86); Hf (5,78; 3,46) (kích hoạt notron và hấp thụ nguyên tử) hoặc Ag (3,33 lần) và V, Co, Ni, Mo, Sn, Cu, (1÷2 lần) (quang phổ bán định lượng). Trong khi đó, kết quả phân tích trong các đá phun trào hệ tầng Nha Trang chỉ có một số nguyên tố quặng tăng cao (lần) so với trị số Clark: Pb (1,22÷5,75), Cu (1,23÷1,78), Mo (5,0÷2,14), Ag (3,6÷11), Au (22÷80) nhưng chỉ giới hạn trong các đới biến đổi cạnh mạch [19].

Về thành phần hoá trong ơn khoáng: Kết quả phân tích trong felspat kali và biotit của granitoid phức hệ Đèo Cả có chứa tăng cao Sn, W, Mo và Cu, Pb, Zn [19]: + So sánh với kết quả phân tích của felspat kali trong granit chứa quặng và không chứa quặng ở Kazactan [71], có sự vượt trội của một số nguyên tố quặng: Sn (16,6 so với 3,0 và 1,13 g/t); W (9,6 so với 3,04 và 2,0 g/t); ít h n có Mo (2,0 so với

Chương 3. c i m qu ng hóa các ki u mỏ vàng nhiệt dịch ới à Lạt

1,31 và 0,6 g/t); trong khi đó, so với felspat kali trong granit biotit trung bình, có sự vượt trội của Pb (186,4 / 43,8 g/t); Cu (187 / 5,7 g/t) và Zn (387 / 25,5 g/t).

+ So sánh với kết quả phân tích của granit chứa quặng và không chứa quặng vùng Viễn Đông (Nga) [71], biotit trong granit phức hệ Đèo Cả có mức độ chứa quặng cao của W (12,5 so với 10,0 và 1,8g/t), Sn (53,6 so với 166 và 21g/t). So với granit biotit trung bình, có thể có Pb (67,4 so với 13,3g/t), Zn (534,8 so với 499,2g/t).

Về ki u ịa hóa mỏ khoáng, kết quả nghiên cứu cho thấy quặng hóa vàng Trảng Sim phù hợp với kiểu mỏ mesothermal thành tạo ở độ sâu 1,2÷4,5km và 200÷3000C, phân bố bên trong hoặc gần khối granioid và quặng hóa là Mo-Cu và Au có sulphur đa kim, có thể có xạ-hiếm, W, Sn?. So sánh với THQ vàng theo độ sâu (N. Petrovxkaia, 1973), quặng hóa ở đây là loại sulphur v a, thành tạo vào Mesozoi muộn, thuộc kiểu địa hóa Au-Fe (pyrit) ở đới sâu v a (cách mặt đất 1,5÷2,5km).

Về tính sinh khoáng của granitoid trong vùng, trong các biểu đồ tư ng quan Na+-Mg2+, K+-Mg2+ và Na+-K+ (theo V. Sattran, 1977), các mẫu granit phức hệ Đèo Cả đều r i vào trường chung của Au, Mo và Sn – thể hiện quặng hóa đặc trưng của phức hệ này ở đới Đà Lạt nói chung; trong đó, có vùng Trảng Sim về quặng hóa Mo, Au, Cu và Sn (Hình 3.1).

Hình 3.1. Biểu đồ trường sinh khoáng granitoid vùng Trảng Sim

Biểu đồ theo V. Sattran, 1977

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 91)