Trầm tích lc ng un Jura giữa tƣơng ứng hệ tầng La Ngà (J2ln)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 61)

- Vùng quặng (theo E Satalov, 1963): Là những diện tích có hình dạng đẳng thƣớc hoặc bất kỳ Nếu diện tích có dạng tuyến tính đƣợc gọi là đới quặng Đây là

c. Trầm tích lc ng un Jura giữa tƣơng ứng hệ tầng La Ngà (J2ln)

Các đá lộ thành dải kéo dài từ Krông Ana xuống Đak Min, Gia Nghĩa (Đắk Nông), qua Đà Lạt, Tà Lài, (Lâm Đồng), dọc thung lũng sông La Ngà về phía ĐN, đến vùng Sông Phan, vùng ven biến Hàm Tân (Bình Thuận). Ngoài ra, còn lộ ở các vùng: thung lũng Sông Bé, Sông Mã Đà (Bình Dƣơng), Phú Riềng (Bình Phƣớc),… Trầm tích nguồn gốc vũng vịnh thƣờng hạt mịn chuyển lên hệ xen kẻ hạt thô - hạt mịn thuộc tƣớng biển ven bờ, phát triển ở giữa trũng Đà Lạt. Thành phần thạch học ít thay đổi theo các vùng khác nhau, gồm chủ yếu từ dƣới lên: đá phiến sét xám đen, bột kết xám sẫm bột kết dạng dải phân lớp thanh, mỏng; chuyển lên đá phiến sét xám đen xen bột kết xám sẫm, phân lớp mỏng và cát kết xám hạt mịn, trên cùng là bột kết và đá phiến sét phân dải thanh rất đặc trƣng và độ đậm nhạt khác nhau từ xám sáng đến xám sẫm, xen ít lớp kẹp cát kết hạt vừa và bột kết màu xám. Bột kết phần dƣới chứa Cúc đá tuổi Bajoci. Bề dày thành tạo này khoảng 1.200m.

2.4.2.2. THTKT nén ép sau cung rìa lục địa kiểu Andes Jura muộn-Kreta sớm

Nguyễn Xuân Bao và nnk (2000) [2] cho rằng, cung rìa lục địa tích cực Jura muộn - Kreta sớm đƣợc hình thành bên ngoài bờ biển phía đông Việt Nam hiện nay, về sau bị phá hủy và phân tán. Lúc đó, các trầm tích Jura sớm-giữa nằm sau cung bị nén ép mạnh và tạo ra đai uốn nếp-chờm vảy sau cung với các phƣơng biến dạng khác nhau tùy khu vực do chịu ảnh hƣởng của các đứt gãy cắt trƣợt muộn hơn.

Tham gia vào THTKT này là Trầm tích l c địa Jura giữa-muộn tƣơng ứng

hệ tầng Dầu Tiếng (J2-3dt)đƣợc thành tạo trong vùng trũng thấp sau cung rìa lục địa. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết có hóa thạch thực vật (lá, bào tử và thân gỗ). Hiện nay, thành tạo này còn lộ ở dải Núi Ông – Núi Cậu ở vùng Dầu Tiếng.

2.4.2.3. THTKT cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ Kreta

Vào Kreta, Nam Việt Nam nói chung trong đó có đới Đà Lạt phát triển mạnh mẽ đai xâm nhập - núi lửa chủ yếu vôi-kiềm và á kiềm của cung magma trên đới hút chìm và các trầm tích - núi lửa trong các bồn trũng trên cung này. Ngoài ra, còn có rải rác của các xâm nhập mafic và granit có đặc điểm khác với granitoid của tổ hợp xâm nhập – núi lửa trên. Với các dấu hiệu này, Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2000 [2], 2009 [46], cho rằng, có sự đan xen giữa các trƣờng ứng suất nén ép và căng giãn, đồng thời có sự bổ sung magma từ dƣới mảng. Quang cảnh đặc thù này không giống

Chương 2. c i m cấu trúc ịa chất ới à Lạt

nhƣ cung rìa lục địa siết ép kiểu Andes cùng thời hay cung rìa lục địa căng giãn kiểu Nhật Bản vào Paleozoi sớm nên các nhà địa chất này đƣa ra khái niệm “cung rìa lục địa kiểu Đông Á cổ”. Thuộc THTKT này, gồm các THĐ nhƣ sau:

a. Phun trào - xâm nhập vôi-kiềm thành phần chủ u trung tính Jura muộn - Kreta sớm (ki u èo Bảo Lộc - ịnh Quán): Phân bố rộng rãi nhƣng phổ biến hơn ở phần trung tâm đới Đà Lạt theo phƣơng kéo dài ĐB-TN. Gồm 2 THĐ:

+ Trầm tích - nguồn núi lửa vôi-kiềm thành phần ch u trung tính tƣơng ứng hệ tầng èo Bảo Lộc (Nguyễn Xuân Bao, 1977) – phần trên và hệ tầng Long Bình (Bùi Phú Mỹ và Dƣơng Văn Cầu, 1981) – phần dƣới.

Các đá lộ thành những diện rộng với trƣờng núi lửa điển hình từ Đèo Bảo Lộc đến thƣợng nguồn sông BiÔ và sông Lèn (Gia Ray), sông Cà Tót (TB Phan Thiết); diện lộ nhỏ ở vùng Di Linh, đông Gia Bạc, tây Đèo Cậu, núi Giác Lan (TN Cam Ranh), Long Bình (Tp. Hồ Chí Minh), suối Chiu Riu (Tây Lộc Ninh). Thành phần thạch học chính gồm: phần dƣới là cuội kết cơ sở, sạn kết tuf xám nhạt, nâu phớt tím, xen cát kết bột kết nâu đỏ và chuyển lên trên là andesitobazan porphyrit, andesit porphyrit, andesitodacit porphyr, dacit porphyr, ryodacit porphyr và tuf của chúng; đôi chỗ xen kẹp cát kết chứa vật liệu núi lửa. Thành tạo này đƣợc hình thành trong môi trƣờng lục địa.

+ Granitoid vôi-kiềm thành phần ch u trung tính tƣơng ứng phức hệ ịnh Quán (Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao, 1979).

Trƣờng xâm nhập này phân bố chủ yếu từ tây Đèo Cả đến Krông Pha, xuống Định Quán và còn ẩn sâu về phía tây đới Đà Lạt. Thành phần thạch học chủ yếu gồm: granodiorit biotit hornblend, diorit thạch anh biotit, tonalit và ít granit biotit hornblend. Xâm nhập granitoid này phát triển gần nhƣ đồng thời và cùng nguồn magma cũng nhƣ thƣờng phổ biến cùng các đá núi lửa nêu trên.

b. Phun trào - xâm nhập vôi-kiềm thành phần chủ u acid Kreta (ki u Nha Trang - èo Cả): Phân bố rộng rãi ở phần đông đới Đà Lạt và càng về phía tây, thƣa dần và mất hẳn, phổ biến hơn cả ở vùng duyên hải theo phƣơng ĐB-TN, thuộc phụ đới Đèo Cả - Long Hải. So với tổ hợp phun trào - xâm nhập vôi-kiềm kiểu Đèo

Bảo Lộc - Định Quán, tổ hợp này cũng thuộc dãy thạch hóa bình thƣờng nhƣng có tính chuyển tiếp từ vôi-kiềm sang á kiềm cao kali và cao SiO2 hơn. Gồm 2 THĐ:

+ Trầm tích - nguồn núi lửa vôi-kiềm thành phần ch u acid tƣơng ứng hệ tầng Nha Trang (A. P. Belousov, Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1984).

Trƣờng núi lửa điển hình là Nha Trang - Vũng Tàu có diện phân bố rộng rãi trong vùng duyên hải, kéo dài từ bán đảo Hòn Gốm - Nha Trang đến Phan Thiết và còn lộ ít dần đến Vũng Tàu. Thành phần thạch học chủ yếu là ryolit porphyr, trachytryolit porphyr, felsit porphyr, dacit porphyr, ryodacit porphyr và tuf của chúng; xen ít lớp kẹp ryodacit porphyr và một khối lƣợng khá lớn cát kết tuf hạt mịn, bột kết tuf và đá phiến sét. Bề dày của thành tạo này khoảng 250†500m. Thành tạo này phủ trực tiếp lên andesit porphyrit hệ tầng Đèo Bảo Lộc.

+ Granitoid vôi-kiềm thành phần ch u acid tƣơng ứng phức hệ èo Cả

(Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao, 1979).

Thành tạo này thƣờng đi cùng các đá núi lửa nêu trên và phân bố chủ yếu trong phụ đới Đèo Cả - Long Hải: từ Đèo Cả đến Núi Chúa (Ninh Thuận), xuống Phan Thiết và Long Hải–Vũng Tàu. Thành phần thạch học chính: granit biotit, granosyenit biotit, granit. Một số khối granit của thành tạo này bị biến đổi mạnh đƣợc gọi là apogranit nhƣ ở Núi Chúa (Ninh Thuận).

Về phía TN đới Đà Lạt: vùng Tây Ninh – Bình Phƣớc còn xuất hiện các đá phun trào hay granitoid vôi - kiềm này có thành phần kiềm cao hơn gồm các á núi lửa á kiềm trung tính đƣợc gọi là ki u Sơn Giang nhƣ ở Bà Rá (Bình Phƣớc) và

monzonit, monzodiorit, granodiorit đƣợc gọi là ki u Bà Rá nhƣ khối Bà Đen (Tây Ninh), một phần khối Bà Rá [2]. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, đó cũng chỉ là các đá thuộc tổ hợp phun trào - xâm nhập vôi-kiềm kiểu Đèo Bảo Lộc - Định Quán bị kiềm hóa về sau bởi hoạt động của tổ hợp phun trào - xâm nhập vôi-kiềm kiểu Nha Trang - Đèo Cả.

2.4.2.4. THTKT bồn giữa cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ Kreta muộn Các trầm tích lục địa màu đỏ và phun trào - xâm nhập thành phần acid Các trầm tích lục địa màu đỏ và phun trào - xâm nhập thành phần acid cao nhôm Kreta muộn (ki u Ankroet - ơn Dương) [2] thuộc THTKT này có diện phân bố hạn chế: các đá phun trào-xâm nhập lộ chủ yếu ở vùng Đơn Dƣơng - Đà Lạt

Chương 2. c i m cấu trúc ịa chất ới à Lạt

và phát triển về phía bắc; về phía đông, đá xâm nhập lộ rải rác, đá phun trào gần nhƣ không xuất hiện. Các đá trầm tích lục địa màu đỏ cũng xuất hiện khá hạn chế ở vùng nam Lâm Đồng. Tham gia vào THTKT này gồm các THĐ sau:

a. Trầm tích l c địa màu đó và l c ngu n trầm tích nguồn núi lửa tướng

l c địatƣơng ứng hệ tầng ak Rium (K1dr) (N. Abramov và nnk, 1984).

Thành tạo này bao gồm trầm tích lục ịa màu ỏ (tƣớng đầm hồ) có diện phân bố khá hạn chế nhƣ ở các vùng Đak Rium, cầu Đại Ninh - Liên Khƣơng, Lâm Hà, Phú Hiệp (Lâm Đồng) và trầm tích lục nguyên, trầm tích nguồn núi lửa tướng lục ịa có diện lộ nhỏ rải rác nhƣ ở các vùng Sông Lá Buông, núi Châu Thới (Biên Hòa), Hòn Một (Nha Trang). Thành phần đặc trƣng ở suối Đăk Rium dày 120m gồm cuội kết phân lớp dày xen cát kết hạt vừa đến thô, bột kết nâu đỏ, phân lớp xiên, chuyển lên bột kết nâu đỏ, cát bột kết; phần trên xen ít lớp kẹp cuội kết. Bột kết xám lục nhạt, phần dƣới chứa hóa thạch thực vật Jura giữa-muộn đến Kreta.

b. Trầm tích - nguồn núi lửa thành phần trung tính - acid cao nhôm tƣơng

ứng hệ tầng ơn Dương (K2 d) (Nguyễn Kinh Quốc, 1979).

Thành tạo này phân bố chủ yếu ở Đà Lạt, bắc Đà Lạt, Đơn Dƣơng, núi Tà Đùng, thƣợng nguồn sông Lũy. Thành phần thạch học gồm một dãy phân dị liên tục: andesit porphyrit, andesitodacit porphyr, dacit porphyr, ryodacit porphyr, ryolit porphyr và tuf của chúng xen ít trầm tích nguồn núi lửa; trong đó, thành phần acid chiếm tỷ lệ lớn, đôi nơi ở phần thấp mới có andesit và tuf của chúng (bắc Đà Lạt). Các đá thuộc loại vôi-kiềm, vôi-kiềm cao kali với độ chứa nhôm cao vừa liên quan bối cảnh hút chìm, vừa liên quan trƣờng căng giãn. Các đá đƣợc thành tạo trong môi trƣờng lục địa, phủ trên trầm tích Jura ở trũng Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 61)