Ng quặng ĩnh An (CII3D)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 191)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

4. ng quặng ĩnh An (CII3D)

1.730km2, phân bốtrong địa phận giữa huyện Định Quán và huyện Tân Phú (Đồng Nai), thuộc phần ĐĐN phụ đới Phước Long-Biên Hòa.

Tham gia vào cấu trúc v ng quặng này chủ yếu là các đá trầm tích hệ tầng La Ngà có trục uốn nếp phương KT. Ngoài ra, còn có một số thể xâm nhập nhỏ granitoid phức hệ Định Quán. Phủ lên chúng với diện tích rộng là các thành tạo bazan và trầm tích Miocen-Đệ tứ. V ng quặng chịu ảnh hưởng của 2 hệ đứt gãy kiến tạo có phương ĐB-TN và phương TB-ĐN.

Khoáng sản đặc trưng của v ng quặng này là vàng, đi kèm có chì-kẽm và arsen. Kết quả điều tra đã đăng ký 5 điểm vàng gốc gồm 1 MN (Suối Ty) 4 BHKS (Nam Đá Trắng, Suối Đục, Suối Nho, Tam Bung). Quặng hóa vàng chủ yếu thuộc kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit và đi c ng kiểu khoáng vàng-thạch anh-sulphur đa kim.

Các thân quặng phát triển chủ yếu theo phương KT - á KT, cắm dốc 70÷850; thứ yếu là phương ĐB-TN và phương TB-ĐN, cắm dốc 450. Chúng có chiều dày khác nhau từ 5÷15 cm đến 5m và có thể tạo thành đới rộng 20†100m (Nam Đá Trắng), lộ kéo dài liên tục từ 200m đến 3.000m. Hàm lượng (g t) các nguyên tố quặng Au, Ag, Pb-Zn, Cu và As khá cao. Hàm lượng Au và Ag khá thay đổi như ở Nam Đá Trắng (Au 1,0÷6,4; Ag 0,1÷183), Suối Ty (Au 0,2÷6,56; Ag 0,6÷2,4), Suối Nho (Au 0,1-2,86; Ag 0,1-0,8). Quặng hóa vàng có liên quan nguồn gốc với pha 2 của xâm nhập granitoid phức hệ Định Quán. Ở Suối Ty và Suối Nho c ng có các tích tụ vàng sa khoáng eluvi-deluvi có giá trị công nghiệp quy mô nhỏ. Ngoài ra, trong vùng còn có các vành phân tán trọng sa vàng bậc I và II, các vành địa hóa thứ sinh của các nguyên tố Pb, Zn và các tích tụ nhỏ sa khoáng aluvi Đệ tứ theo các suối.

Với mức độ bóc mòn địa chất từ trung bình đến thấp, chỉ lộ một vài thể granitoid và có nhiều biểu hiện khoáng hóa trong các đá trầm tích, có thể có các thân quặng vàng thạch anh-sulphur dạng mạch còn ẩn sâu hoặc bị phủ bởi các thành tạo bazan. Do đó, có thể đánh giá quặng hóa vàng trong v ng quặng này rất triển vọng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)