Theo nguồn gốc mỏ

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 34)

- Quặng v ng cộng sinh: Một số đá và quặng chứa vàng, trong đó vàng là sản phẩm phụ có ý nghĩa đi cùng các nguyên tố kim loại chính khác trong quặng.

d. Theo nguồn gốc mỏ

Ivensen và Levin (1971): Trình bày đầu tiên về nhóm nguồn gốc mỏ gồm: magma, skarn, biến chất trao đổi kiềm, greisen, nhiệt dịch (gồm 2 kiểu: xâm nhập và núi lửa), trầm tích – hóa học, trầm tích - biến chất và biến chất sinh.

A.A. Sidorov (1979): Phân chia các nhóm THQ vàng nhiệt dịch theo magma liên quan nguồn gốc núi lửa, xâm nhập, núi lửa - xâm nhập theo các yếu tố khác nhau nhƣ bối cảnh kiến tạo, tổ hợp khoáng vật,…

J.J. Bache (1980) [3]: Phân loại các mỏ vàng căn cứ chủ yếu vào nguồn gốc phát sinh có xét đ n các điều kiện về: cấu trúc địa chất, bản chất đá vâ quanh và tổ hợp khoáng vật. Ông chia mỏ thành 3 nhóm chính: trầm tích - núi lửa trƣớc hoạt động tạo núi, thể xâm nhập - núi lửa sau hoạt động tạo núi và trầm tích vụn.

Trong các nhóm chính, J.J. Bache chia thành các phụ nhóm.

Hai nhóm đầu đƣợc phân biệt các loại hình chủ yếu bằng các hằng số hóa - khoáng vật học: lƣợng sulphur kết hợp, tỷ lệ Au/Ag, kết hợp các hằng số đó với điều kiện của đá vây quanh, tuổi và bối cảnh kiến tạo cụ thể. Hai nhóm khác nhau:

+ Nhóm trầm tích - núi ửa ngầm dưới mặt biển, tham số chủ yếu là nhiệt độ. Sự biến động của nhiệt độ dung dịch thủy nhiệt gặp nƣớc biển tạo khoáng sản.

+ Nhóm xâm nhập - núi ửa “trong òng đất”, tham số chủ yếu là áp suất. Sự biến động của áp suất tạo khoáng sản là hiện tƣợng nổ làm cho dung dịch giảm áp suất, gây ra hiện tƣợng sôi và tạo ra chuyển động từ dƣới lên trên mà không bị nguội đi một cách đột ngột do độ dẫn nhiệt kém của đá,…

Nhóm thứ ba ứng với các mỏ trầm tích vụn: sa khoáng cổ hoặc hiện đại (aluvi), tàn tích (eluvi) và sƣờn tích (deluvi).

Chương 1. Cơ s thu t và phương pháp nghiên cứu

Về sinh khoáng định lƣợng, trữ lƣợng vàng trên thế giới đƣợc thống kê: mỏ trầm tích vụn 67,50%; mỏ trầm tích-núi lửa 19,5%, mỏ xâm nhập-núi lửa 13%.

Shilo (1985): Theo sự khác biệt trong quá trình tập trung vàng, các mỏ vàng đƣợc sắp xếp thành 4 nhóm nguồn gốc dựa trên cơ sở thành phần khoáng vật mạch chính: biến chất sinh, xâm nhập, núi lửa và xâm nhập-núi lửa. Các mỏ thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh rơi vào hầu hết mỗi nhóm nguồn gốc; ngoại trừ duy nhất nhóm nguồn gốc xâm nhập; trong đó, các kiểu mỏ: vàng-penlandit-pyrotin và vàng- penlandit-chalcopyrit đƣợc phân biệt. Trong số các mỏ nguồn gốc xâm nhập - núi lửa, kiểu vàng-antimon, vàng-bismut và vàng-telur đƣợc xác lập; vàng-sulphur (vàng-chì-kẽm, vàng-đồng, vàng-arsen,…) cũng thuộc nhóm này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 34)