Ng quặng Trà Năng (CII2C)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 186)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

3. ng quặng Trà Năng (CII2C)

V ng quặng Trà Năng có diện tích khoảng 1.040 km2 thuộc huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) và một phần phía bắc huyện Bắc Bình (Bình Thuận), phân bố ở rìa đông của phụ đới Đèo Cả - Long Hải và có dạng kéo dài phương ĐB-TN (tr ng phương cấu trúc phụ đới).

Trong v ng quặng này phân bố rộng rãi các đá trầm tích hệ tầng La Ngà có cấu trúc của một phức nếp uốn phương ĐB-TN. Xuyên cắt qua chúng và phân bố rải rác là các xâm nhập granitoid của các phức hệ Đèo Cả, Định Quán và Ankroet. Một vài nơi có các đá núi lửa hệ tầng Đơn Dương. V ng quặng này bị phân cắt bởi 2 hệ đứt gãy kiến tạo phương ĐB-TN (chủ yếu) và phương TB-ĐN (thứ yếu), trong đó hệ đứt gãy phương ĐB-TN có trước tạo quặng và tiếp tục là đồng tạo quặng.

Quặng hóa chủ yếu là vàng, thứ yếu là arsen và chì-kẽm. Trong v ng quặng này có 4 điểm vàng gốc gồm: 1 MV (Trà Năng), 1 MN (Đại Ninh), 2 BHKS (Gia Bang) và 1 BHKH (Ka Đơn) thuộc 2 kiểu khoáng là vàng-thạch anh-arsenopyrit- pyrit (Trà Năng và Đại Ninh) và vàng-thạch anh-sulphur đa kim (Gia Bang). Thân quặng có dạng mạch và hệ mạch, đi kèm là đới xâm tán cạnh mạch. Các thân quặng dày 0,2÷15m (Trà Năng), đôi khi tạo đới khoáng hóa dày đến 100m (Đại Ninh), dài từ 60÷80m (Trà Năng) đến 1.000m (Đại Ninh và Ka Đơn), chủ yếu theo phương ĐB- TN và thứ yếu là phương á KT. Hàm lượng Au thay đổi từng nơi như 1,0÷50 g/t (Trà Năng); 15,10÷22,25g/t (Gia Bang). Có 2 tích tụ vàng sa khoáng cao (BHKS Đại Ninh và MN Trà Năng) và 2 vành trọng sa vàng có diện phân bố rộng.

Chương 4. c i m sinh khoáng v tri n v ng qu ng hóa v ng nhiệt dịch ới Lạt

Về địa chất, v ng quặng này chưa bị bóc mòn mạnh, diện lộ đá trầm tích tuổi Jura sớm – giữa còn rộng rãi nên khả năng quặng hóa vàng còn tồn tại sâu như vùng Trà Năng, Đại Ninh và Gia Bang. Như vậy, đây là v ng quặng rất có triển vọng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 186)