Ng quặng Đà Lạt (CII4 B)

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 195)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

2.ng quặng Đà Lạt (CII4 B)

V ng quặng này có diện tích rộng khoảng 1.290km2 nằm trong huyện Lạc Dương và Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng), thuộc phần ĐB phụ đới Đa Chay - Gia Ray.

Trong v ng quặng này phân bố rộng rãi xâm nhập granitoid phức hệ Định Quán, granit phức hệ Ankroet, các đá trầm tích hệ tầng La Ngà và các đá núi lửa hệ tầng Đơn Dương. Các đá trầm tích bị biến chất nhiệt và biến vị mạnh mẽ bởi các hoạt động magma xâm nhập. Về kiến tạo, phát triển các hệ đứt gãy và khe nứt theo các phương ĐB-TN, KT và TB-ĐN. Đóng vai trò đồng tạo quặng là hệ đứt gãy kiến tạo – khe nứt phương TB-ĐN.

Quặng hóa đặc trưng trong v ng quặng này là thiếc, thứ yếu là vàng, đi c ng có bismut và arsen, có thể có uran - thori. Đến nay đã phát hiện 16 điểm vàng gốc, gồm 8 BHKS và 8 BHKH chủ yếu thuộc kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit (7 BHKS và 3 BHKH), thứ yếu là kiểu khoáng vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit (3 BHKH). Các thân quặng có dạng mạch, hệ mạch, phát triển chủ yếu theo phương ĐB-TN (N.YouK Pon Hah, B. Xuân Thành, Xuân Thành II) và phương TB-ĐN (Ankroet, Trại Hầm, Xuân Thành I); một số nơi, gồm cả 2 hệ. Mỗi mạch quặng dày 0,2†0,5m, đôi khi 5†10m (Ankroet, Xuân Thành). Hàm lượng (g t) Au 0,2÷5,5 và Ag 2,6†94,8 (Trại Hầm) hay Au 2,5†5,2 và Ag 14,7÷79,7 (Xuân Thành I, B. Xuân Thành I). Ngoài ra, còn có kiểu mỏ vàng-bạc-sulphur trong đá phun trào biến đổi gồm 3 BHKH có thân quặng dạng đới xâm tán có phương kéo dài TB-ĐN (Túy Sơn) hay không rõ (Đatala, Đèo Pren). Hàm lượng (g t) Au 0,2÷10; Ag 0,9÷39).

Vàng còn là thành phần cộng sinh c ng arsen, bismut trong kiểu mỏ casiterit- thạch anh-turmalin dạng mạch tạo khoáng sản thiếc chính cho v ng quặng này. Trong các aluvi sông suối, có vàng sa khoáng có nơi được dân khai thác (Đa Chay).

Mức độ bóc mòn địa chất khá mạnh và nguồn gốc quặng hóa liên quan chủ yếu granit phức hệ Ankroet và đá núi lửa hệ tầng Đơn Dương nên d phổ biến và có nhiều dấu hiệu tìm kiếm nhưng quặng hóa vàng trong v ng quặng này ít triển vọng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 195)