QUẶNG HÓA VÀNG NHIỆT DỊCH ĐỚI ĐÀ LẠT

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 168)

- Lộ W, Fe đến đới II, Mo, Cu đến giữa đới III, Au

QUẶNG HÓA VÀNG NHIỆT DỊCH ĐỚI ĐÀ LẠT

4.1. QUẶNG HÓA VÀNG TRONG CẤU TRÚC ĐỚI ĐÀ LẠT

Vào giai đoạn Jura muộn - Kreta, đới Đà Lạt là phần trung tâm của miền vỏ lục địa Nam Việt Nam chịu sự chi phối và ảnh hưởng của chế độ hoạt động kiến tạo cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ Định Quán-Ankroet [2]. Bắt đầu từ Kainozoi muộn, đới Đà Lạt được nâng lên theo chế độ “nâng vòm - khối tảng” với các hoạt động phun trào bazan và các trầm tích lục địa và ven biển.

Do chịu sự tác động của các hoạt động kiến tạo địa chất nêu trên, bộ mặt sinh khoáng đới Đà Lạt được thể hiện khá phong phú với nhiều loại khoáng sản khác nhau gồm: đá vôi, vàng (bạc), thiếc-wolfram, molybden, chì-kẽm, đồng, arsen, bismut, antimon, sắt, topaz, thạch anh tinh thể, thạch anh khối, opal-calcedon, ruby-

saphir, than nâu, diatomit, bentonit, kaolin, nhôm (bauxit), cát thủy tinh và titan. Công tác điều tra, nghiên cứu địa chất khoáng sản của nhiều nhóm tờ đã được tiến hành trong đới Đà Lạt đều thống nhất nhận định vàng là một trong số ít khoáng sản kim loại có tiềm năng và triển vọng nhất, sau nhôm (bauxit), thiếc-wolfram và titan. Vàng c ng là một trong số ít khoáng sản kim loại quý đặc trưng cho hoạt động magma-kiến tạo của miền sinh khoáng Nam Việt Nam nói chung và đới sinh khoáng Đà Lạt nói riêng được thành tạo bởi các quá trình biến chất trao đổi - nhiệt dịch liên quan hoạt động magma-kiến tạo của cung rìa lục địa kiểu Đông Á cổ Mesozoi muộn.

Quặng hóa vàng có nguồn gốc nhiệt dịch khá phổ biến nhưng xuất lộ phân bố không đồng đều trên bề mặt cấu trúc đới Đà Lạt hiện nay và thể hiện có sự phân đới nhất định. Đặc điểm phân bố không đồng đều của quặng hóa vàng thể hiện rõ theo trục ngang, hướng từ ĐN lên TB gồm 3 đới quặng hóa chính như sau:

+ ới N: quặng hóa vàng hầu như không xuất lộ hoặc chỉ lộ rải rác là các BHKH do bị bóc mòn địa chất mạnh, ngoại trừ các diện tích ở phần rìa TB.

Chương 4. c i m sinh khoáng v tri n v ng qu ng hóa v ng nhiệt dịch ới Lạt

+ ới TB: quặng hóa chưa lộ được nhiều, do bị phủ bởi các thành tạo phun trào bazan và trầm tích Neogen - Đệ tứ khá dày.

Đặc điểm phân bố không đồng đều của quặng hóa vàng c ng thể hiện rõ theo trục d c kéo dàicủa đới từ ĐB xuống TN,gồm 3 phần:

+ Phần B: đá gốc lộ liên tục, một phần bị phủ bởi bazan Neogen - Đệ tứ, quặng hóa vàng khá phổ biến chủ yếu ở rìa phía bắc, giáp với đới Kon Tum.

+ hần trung tâm: quặng hóa vàng khá phổ biến c ng với thiếc, wolfram. + Phần TN: đá gốc chìm dần dưới lớp phủ Neogen - Đệ tứ và càng về TN, hầu như không thấy xuất lộ khoáng hóa vàng trước Kainozoi.

4.2. CÁC NHÂN TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG HÓA VÀNG NHIỆT DỊCH ĐỚI ĐÀ LẠT ĐỚI ĐÀ LẠT

Sự phân bố không đồng đều của quặng hóa vàng nhiệt dịch trong đới Đà Lạt được quyết định bởi các nhân tố không chế tạo quặng chính:

4.2.1. NHÂN TỐ THẠCH - ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH

Các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên-carbonat tuổi Jura sớm-giữa loạt Bản Đôn được xem là nhân tố thạch địa tầng trầm tích có vai trò chi phối và ảnh hưởng đến các hoạt động của quặng hóa vàng nhiệt dịch trong đới Đà Lạt. Các thành tạo này có thành phần chủ yếu là bột kết, sét kết màu xám đen xen ít lớp cát kết phân lớp mỏng màu xám, gồm hệ tầng Draylinh (J1dl), kể cả hệ tầng Đăk Krông (J1dk) và hệ tầng La Ngà (J2ln) bao gồm cả hệ tầng Mã Đà (J2m ) và Sông Phan (J2bj-btsp). Các thành tạo này là môi trường chứa và có ý nghĩa hơn khi chúng phân bố gần các khối xâm nhập granitoid thuộc các phức hệ: Định Quán, Đèo Cả hoặc Ankroet. Khi đá là sét kết, sét bột kết có diện phân bố rộng, chúng có thể đóng vai trò là màng chắn thuận lợi hơn cho các cát bột kết, cát kết bên dưới tập trung khoáng hóa vàng, có đi kèm các nguyên tố Ag, Pb-Zn, Cu, As, Bi thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch, xuyên chỉnh hợp theo các mặt phân lớp bên dưới. Các MK và BHKS đặc trưng cho kiểu này đã được phát hiện trong v ng Krong Pach (Đắk Lắk), Ngã ba Phi Liêng, Đại Ninh, Trà Năng (Lâm Đồng), Tân Đa Nghich, Gia Bang (Bình Thuận), Vĩnh An, Suối Nho, Suối Đục (Đồng Nai),...

4.2.2. NHÂN TỐ MAGMA XÂM NHẬP VÀ MAGMA PHUN TRÀO

Về lý thuyết, quá trình hoạt động và các sản phẩm của quá trình hoạt động magma xâm nhập c ng như magma phun trào luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình huy động c ng như tích tụ dung dịch quặng hóa kim loại nói chung và vàng nhiệt dịch nói riêng. Tuy nhiên, mỗi kiểu, nhóm magma xâm nhập hay phun trào khác nhau có những tiềm năng khoáng hóa rất khác nhau.

Đới Đà Lạt là khu vực chịu sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạt động magma trong Mesozoi muộn – Kainozoi sớm. Các hoạt động magma này c ng có những ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến quá trình hoạt động của quặng hóa vàng nhiệt dịch. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các thành tạo magma cụ thể (phức hệ, hệ tầng) là rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm phân bố, thành phần, kiến trúc, cấu tạo và các biến đổi hậu magma của chúng.

1. Các thành tạo granitoid vôi-kiềm phức hệ Định Quán (K1 q) chủ yếu làpha 2 có thành phần thạch học chính là granodiorit, granit biotit hornblend có liên

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới đà lạt qua nghiên cứu các vùng trảng sim, krông pha, gia bang và suối linh (Trang 168)