Thiết kế khung phân tích cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 70)

Khung phân tích của Luận án sẽ dựa trên các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động chẳng hạn Warning & Morgan 2007; Albert & cộng sự 2009; Lonsdale & cộng sự 2011; Put & Turksema 2011; Hui Fan 2012; Ferdous 2012; Alireza Khalili & cộng sự 2012…, Các nhân tố này được phân loại dựa trên mô hình khái niệm và mô hình đầu vào - đầu ra do Pollitt & cộng sự (1999) thiết lập.

Theo đó, các nhóm nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam thành bốn nhóm chính cụ thể:

(i) Nhân tố thứ nhất là nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội: Đây là các nhóm nhân tố được tổng kết trong các nghiên cứu của Nath (2011). Các nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn chủ đề và thiết lập các mục tiêu kiểm toán phù hợp (là các yếu tố cấu thành nên kiểm toán hoạt động) chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu kiểm toán hoạt động xuất hiện từ bên ngoài (yêu cầu quốc hội, chính phủ và công chúng nói chung) đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải giải quyết, khắc phục các vấn đề này hoặc nhu cầu từ bên trong của các SAI nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao hoặc đáp ứng mong đợi từ người sử dụng. Theo đó, tác giả phân loại chúng là các nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội ký hiệu là (A) trong Bảng 2.1;

(ii) Nhóm nhân tố thứ hai gọi chung là yếu tố đầu vào trong mô hình logic. Có 05 nhóm nhân tố cấu thành nên khái niệm kiểm toán hoạt động gồm địa vị pháp

lý của SAI, thẩm quyền của SAI, năng lực KTV (trình độ và kỹ năng KTV) và khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAI. Trong đó, hai nhóm nhân tố đầu thuộc về nhân tố tiền đề cho việc xuất hiện loại hình kiểm toán này. Trình độ, kỹ năng KTV và khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAI sẽ quyết định trình độ phát triển kiểm toán hoạt động. Vì vậy, ba nhóm nhân tố này được sử dụng để phân loại trong mô hình phát triển kiểm toán hoạt động. Chúng được ký hiệu là (B) trong Bảng 2.1;

(iii) Nhóm nhân tố thứ ba gọi chung là yếu tố “hoạt động” chính là quy trình kiểm toán hoạt động được tổ chức thực hiện trong mỗi SAI. Có 04 nhóm nhân tố cấu thành nên khái niệm kiểm toán hoạt động được phân loại trong nghiên cứu của Pollitt & cộng sự (1999), chúng có thể thay đổi thích ứng đối với từng chủ đề kiểm toán hoặc mục tiêu cần đạt được trong mỗi cuộc kiểm toán, vì vậy chúng chịu ảnh hưởng nhiều từ đặc điểm hoạt động của đối tượng được kiểm toán. Vì vậy, nhân tố đặc điểm hoạt động của đối tượng kiểm toán được phân loại tương ứng với quy trình hoạt động trong mô hình logic, ký hiệu là (C) trong Bảng 2.1;

(iv) Nhóm nhân tố thứ tư gọi chung là yếu tố đầu ra và kết quả đạt được. Đầu ra của một quy trình kiểm toán bao gồm báo cáo kiểm toán và tác động của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán đến đơn vị được kiểm toán. Trong khi đó, kết quả đạt được phụ thuộc vào báo cáo kiểm toán, tác động của các bên liên quan đến việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán và ngược lại tác động của các bên liên quan đến các SAI trong việc thực hiện tiếp tục nhiệm vụ kiểm toán của mình. Cả ba nhân tố này và mối quan hệ giữa chúng cấu thành nên khái niệm kiểm toán hoạt động. Việc theo đuổi nâng cao chất lượng, hiệu quả hay sự hữu hiệu của kiểm toán hoạt động trong từng cuộc kiểm toán ngoài việc phụ thuộc vào các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, việc lựa chọn chủ đề, mục tiêu kiểm toán, quy trình kiểm toán, năng lực KTV, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động còn phụ thuộc vào quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động tại mỗi SAI, ký hiệu là D trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân loại nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động

Các yếu tố trong mô hình logic

Phân loại các nhân tố cấu thành kiểm toán hoạt động theo Pollitt & cộng sự

( 1999)

Phân loại các nhân tố dựa trên tổng hợp kết quả từ các nghiên

cứu trước

Kinh tế, chính trị, xã hội

(1) Các chủ đề phù hợp cho việc triển

khai loại hình kiểm toán hoạt động (A) 03 nhóm nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội thúc đẩy việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động

Mục đích, mục tiêu

(2) Mục tiêu kiểm toán (trách nhiệm giải trình hoặc cải tiến hiệu quả hoạt động) phù hợp với yêu cầu xã hội Đầu vào (3) Địa vị pháp lý SAI,

(4) Thẩm quyền của SAI;

(5) Năng lực KTV (trình độ, kỹ năng) và khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAI

(B) 03 nhóm nhân tố (trình độ, kỹ năng KTV, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động)

Hoạt động (Quy trình kiểm toán)

(6) Phương pháp tiếp cận lựa chọn chủ đề kiểm toán;

(7) Phương pháp, chuẩn mực, tiêu chuẩn kiểm toán; cách thức tổ chức thực hiện kiểm toán;

(8) Phân cấp trong SAI;

(9) Mối quan hệ, đặc điểm của đối tượng kiểm toán và các bên liên quan.

(C) Đặc điểm của đối tượng được kiểm toán ảnh hưởng đến việc triển khai kiểm toán hoạt động

Đầu ra (10) Báo cáo kiểm toán, tác động đến đơn vị được kiểm toán trong quá trình

kiểm toán (E) Quan điểm xây dựng và

phát triển kiểm toán hoạt động

Kết quả đạt được

(11) Tác động từ các bên liên quan đến đơn vị được kiểm toán;

(12)Tác động từ báo cáo kiểm toán tới các bên liên quan và ngược lại tác động từ các bên liên quan đến SAI.

2.5. Kết luận

Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán xuất hiện trong lĩnh vực công khi các SAI mở rộng vai trò, chức năng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của công chúng. Khác với loại hình kiểm toán truyền thống, kiểm toán hoạt động đưa ra ý kiến đánh giá tập trung vào các mục tiêu là tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu của các hoạt động, nhiệm vụ hoặc các chương trình của chính phủ. Vai trò của kiểm toán hoạt động là cung cấp thông tin giải trình trách nhiệm và giúp đơn vị được kiểm toán

Nguồn: Pollite & cộng sự (1999) và phân loại của tác giả

cải tiến hiệu quả hoạt động. Khó có thể đạt được kết quả đồng thời ở cả hai vai trò này trong thực tiễn hoạt động kiểm toán, vì vậy, nhiều SAI nghiêng về hướng tập trung vào vai trò cung cấp thông tin trách nhiệm giải trình (giám sát). Mặc dù, một số nội dung liên quan tới bản chất kiểm toán hoạt động đã đi đến thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và trong hoạt động kiểm toán của các SAI, nhưng vẫn còn một số nội dung theo Lonsdale & cộng sự (2011) cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để đi đến thống nhất.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này mô tả phương pháp nghiên cứu lựa chọn nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề xuất trong phần giới thiệu. Đầu tiên, chương này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu và cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu.Tiếp đến, trình bày quy trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong bước nghiên cứu định tính và định lượng.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)