Kiểm toán chuyên đề Đất, thời gian tiến hành kiểm toán từ tháng 7 tới tháng 9 năm 2012.
Mục tiêu kiểm toán: Gồm năm mục tiêu trong đó có ba mục tiêu kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và hai mục tiêu liên quan tới kiểm toán hoạt động, gồm:
- Đánh giá tình hình, hiện trạng quản lý, sử dụng đất, triển khai thực hiện dự án; đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện dự án, tác động của dự án tới kinh tế, xã hội, giao thông, môi trường;
-Thông qua kiểm toán kiến nghị về điều chỉnh sửa đổi các văn bản quy định về quản lý sử dụng đất, giao đất, thu tiền sử dụng đất, triển khai thực hiện dự án; bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản hình thành từ dự án.
Nội dung kiểm toán:
- Việc lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (cơ sở, trình tự, thủ tục lập, thẩm định; …) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Kiểm toán việc tham mưu cho UBND quận, huyện về việc chấp thuận địa điểm đầu tư làm cơ sở để có quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Việc thực hiện và chỉ đạo thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch sử dụng đất liên quan đến đất đai.
- Xem xét trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý, sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, giao đất và bàn giao đất của các dự án;
- Kiểm toán việc thực hiện mục tiêu của dự án về quy hoạch sử dụng đất.
Các phát hiện kiểm toán được đề cập trong báo cáo gồm 14 phát hiện
chính, trong đó chỉ có 3 phát hiện (số 1, 13 và 14) liên quan đến kiểm toán hoạt động (Chi tiết Phụ lục số 6)
Thảo luận kết quả kiểm toán:
- Phát hiện thứ nhất (1): Không có đủ số liệu, bằng chứng hỗ trợ cho ý kiến đánh giá "quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập không phát huy tác dụng do thời gian lập chậm vào thời điểm cuối kỳ lập quy hoạch". Đối với kết quả thực hiện quy hoạch, báo cáo mới chỉ ra được những tồn tại, hạn chế (tình hình thực hiện), chưa đề cập tới sự cần thiết phải thực hiện đúng quy hoạch, lợi ích hoặc hậu quả nếu thực hiện sai hoặc kết quả thực hiện thấp hơn. Phát hiện này cũng chưa chỉ ra được nội dung quy hoạch được phê duyệt có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương không.
- Phát hiện thứ (13): Đưa ra ý kiến đánh giá tính hiệu lực thấp trên các khía cạnh (i) tổ chức thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chậm, không phù hợp, thiếu đồng bộ; (ii) khu đô thị Nam thành phố phát triển không đạt được mục tiêu đề ra. Báo cáo chỉ đưa ra những nhận định chung mang tính chủ quan mà chưa có được những số liệu phân tích thống kê chỉ rõ kết quả chưa đạt được cụ thể là bao nhiêu.
- Phát hiện thứ (14): Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả chưa đạt trên các khía cạnh (i) triển khai chậm, không thực hiện đúng cam kết; (ii) mua bán, chuyển nhượng lòng vòng qua nhiều chủ đất tư. Đối tượng đo lường tính kinh tế, hiệu quả chưa xác định cụ thể, chưa xây dựng tiêu chuẩn đo lường và thước đo sử dụng cho việc đo lường kết quả đạt được. Nguyên nhân do mục tiêu kiểm toán chưa được cụ thể hóa chi tiết cho từng nội dung và mức độ cần đạt được.
Kết quả khảo sát tình huống thứ hai, cũng chỉ ra một số nguyên nhân hạn chế tương tự như kết quả khảo sát tình huống thứ nhất. Chúng phụ thuộc vào các nhân tố lựa chọn chủ đề kiểm toán, đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán, khả năng của SAV, mức độ quan tâm, thái độ, nhận thức của KTV. Trong tình huống thứ nhất có 10 nhân tố chính đóng góp vào hạn chế trong kết quả kiểm toán hoạt động, tình huống thứ hai, ngoài 10 nhân tố trên, có hai nhân tố mới (i) lựa chọn vấn đề kiểm toán và (ii) kinh nghiệm chuyên sâu của KTV về từng lĩnh vực hoạt động của đối tượng kiểm toán. Nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán hoạt động trình bày chi tiết tại Bảng 4.5
Bảng 4.5. Nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng trong BCKT Chuyên đề Đất Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả
hạn chế trong BCKT Chuyên đề Đất
Các nhân tố ảnh hưởng I. Đặc điểm đơn vị được kiểm toán
(1) Phạm vi kiểm toán quá rộng liên quan tới nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án.
(1.1). Phụ thuộc vào bản chất của hoạt động: Tổ chức hoạt động, quản lý, phân cấp, ủy quyền;
(1.2). Phụ thuộc vào việc lựa chọn vấn đề kiểm toán;
(1.3). Phụ thuộc vào lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán;
toán.
II. Khả năng hạn chế của SAV
(2) Chưa xây dựng các mục tiêu kiểm toán chi tiết phục vụ cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.
(2) Phụ thuộc trình độ chuyên môn của KTV: chưa được đào tạo cơ bản về kiểm toán hoạt động, thiếu hiểu biết về lý thuyết kiểm toán hoạt động.
(3) Không xác định được các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn đo lường và chỉ số kết quả so sánh mức độ đạt được.
(3) Kỹ năng, kinh nghiệm của KTV: Chưa có khả năng thu thập dữ liệu, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán phục vụ cho việc đánh giá.
(4) Tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực đánh giá chung chung, không đi sâu vào phân tích theo từng giai đoạn của chu trình hoạt động từ quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, giao đất, triển khai thực hiện dự án.
(4) Phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên sâu của KTV về từng lĩnh vực hoạt động của đối tượng kiểm toán.
(5) Có rất ít bằng chứng, số liệu phục vụ cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.
(5) Phương pháp tổ chức kiểm toán hoạt động chưa phù hợp: Không phân bổ đủ thời gian cho việc khảo sát, thu thập số liệu, lập kế hoạch kiểm toán.
(6) Các ý kiến đánh giá chủ yếu dưới dạng mô tả kết quả hoặc tình hình thực hiện, chưa xác định được các chỉ tiêu kết quả cần đạt được, mức độ kết quả đạt được so với các chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân và ước lượng tác động do chưa đạt được mục tiêu đề ra.
(6.1). Thiếu phương pháp luận định hướng cho cách tiếp cận trong kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động;
(6.2) Kiểm toán viên chưa có đủ kỹ năng và trình độ để có thể đưa ra được các ý kiến đánh giá thuyết phục.
III. Mức độ quan tâm, thái độ, nhận thức của KTV
(7) Báo cáo kiểm toán vẫn chứa đựng nhiều nội dung kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.
(7) Mức độ quan tâm của kiểm toán viên đối với loại hình kiểm toán tuân thủ cao hơn kiểm toán hoạt động khi họ mong muốn sẽ phát hiện được những sai sót trong việc thu tiền sử dụng đất hoặc việc chấp hành các nghĩa vụ thuế khi tiến hành triển khai, bán, chuyển nhượng các dự án hơn là đi sâu vào đánh giá trách nhiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức liên quan. (8) Phát hiện kiểm toán hoạt động thiếu
thuyết phục do không có đủ số liệu sử dụng cho việc phân tích, đánh giá.
(8) Nhận thức về việc không có đủ khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá về tính hiệu quả và hiệu lực.