- Kết quả phỏng vấn sâu chỉ ra, có 4/5 KTV có ý kiến cho rằng, KTV hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ về kiểm toán hoạt động trên các khía cạnh sau: thiếu hiểu biết lý luận và thực tiễn về kiểm toán hoạt động, chưa phân biệt được khái niệm tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực, thiếu quan tâm thỏa đáng tới hiệu quả và hiệu lực đối với các hoạt động của đối tượng kiểm toán. KTV1 giải thích do thiếu những quy định trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu trong tổ chức khi kết quả thực hiện yếu kém, lãng phí, thất thoát. Củng cố quan điểm này, KTV2 cho rằng:
Các đơn vị chú trọng nhiều trong việc tuân thủ pháp luật và các quy định và thường ưu tiên nhiệm vụ này trong trường hợp phải xem xét tới các khía cạnh kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.
Bên cạnh đó, KTV4 lưu ý rằng, hiện nay định nghĩa về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong các văn bản quy định pháp luật còn chưa thống nhất, mâu thuẫn dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau chẳng hạn, Luật Ngân sách, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…Kết quả khảo sát tình huống cũng cung cấp bằng chứng tương tự.
- Đối với lãnh đạo của SAV22, chính vì chưa hiểu rõ lý luận kiểm toán hoạt động nên họ chưa phổ biến, truyền đạt rõ ràng về mục đích và kết quả đầu ra mong muốn đạt được của kiểm toán hoạt động. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, tuyên
22
Lãnh đạo của SAV bao gồm Tổng kiểm toán, các Phó tổng, Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trước các chuyên ngành, khu vực
truyền vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều kênh để KTV, Quốc hội, đơn vị được kiểm toán và các cơ quan thông tấn báo chí tiếp cận, dẫn tới chưa tranh thủ được sự ủng hộ và quan tâm đối với loại hình kiểm toán này. Một lý do khác lý giải bổ sung thêm cho nhận định này là mặc dù Chiến lược phát triển kiểm toán của SAV giai đoạn 2013-2017 xem phát triển kiểm toán hoạt động là một trong những mục đích, mục tiêu chính nhưng lại chưa thiết lập được mục tiêu cụ thể cần đạt được.
- Đối với các bên liên quan, nhận thức của đối tượng được kiểm toán liên quan tới việc đo lường tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu chưa được đề cập tới trong các nghiên cứu hàn lâm và thảo luận của các SAI thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam (quan điểm của KTV4, KTV5).
Từ những dữ liệu nghiên cứu được phân tích cho thấy hạn chế trong nhận thức về kiểm toán hoạt động của các KTV, lãnh đạo trong SAV và các bên liên quan khác cũng ảnh hưởng tới việc triển khai kiểm toán hoạt động trên thực tiễn. Thách thức đối với SAV khi triển khai kiểm toán hoạt động trong trường hợp này chính là thiếu sự quan tâm đối với loại hình kiểm toán này so với loại hình kiểm toán truyền thống.