Đo lường các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 130)

Để đánh giá các nhân tố có khả năng tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động của SAV. Dựa vào cơ sở lý luận (nghiên cứu trước và lý thuyết kiểm toán

hoạt động Chương 1 và 2) và kết quả nghiên cứu định tính. Phần này phân loại các thang đo lường các nhân tố nên trên. Các thang đo được xây dựng dưới đây có dạng thang đo Likert 5 điểm.

Nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội

Nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội bao gồm các nhân tố cơ bản và cần thiết cho việc triển khai kiểm toán hoạt động của bất kỳ SAI nào. Các nhân tố cơ bản cần phải có cho kiểm toán hoạt động như Tổng kiểm toán, luật và các quy định, ủng hộ quốc hội, hội đồng nhân dân và chính phủ, kết quả kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính hạn chế, trách nhiệm giải trình. Các nhân tố cần thiết thúc đẩy cầu về kiểm toán hoạt động như nhà tài trợ, bất ổn kinh tế, yếu kém trong quản lý, cải cách quản trị công chậm. Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 11 biến quan sát, trình bày trong Bảng 4.6

Bảng 4.6. Thang đo nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội

1.Thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý. 2.Thiếu quy định chế độ chịu trách nhiệm cá nhân 3.Kết quả kiểm toán tuân thủ, tài chính còn hạn chế 4.Yêu cầu triển khai KTHĐ do bất ổn kinh tế

5.Cải cách quản trị công tăng cường trách nhiệm giải trình 6.Yêu cầu từ Quốc hội, Chính phủ

7.Vai trò Tổng kiểm toán

8.SAV cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động theo Luật KTNN 9.Vai trò hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

10.Sự trợ giúp và ý kiến của các chuyên gia 11.Hạn chế hiểu biết KTHĐ của công chúng Nhóm nhân tố khả năng của SAV

Nhóm nhân tố về khả năng của SAV bao gồm các nhân tố cần và đủ cho việc triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập bao gồm các nhân tố: hạn chế, thiếu hiểu biết và kiến thức kiểm toán hoạt động; kinh nghiệm chuyên sâu về các hoạt động; trình độ và kinh nghiệm kiểm toán hoạt động; khả năng xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán hoạt động; khả năng vận dụng kỹ thuật, phương pháp kiểm toán hiện đại; kỹ năng phân tích, tổng hợp viết báo cáo kiểm toán; tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; nguồn lực; chuẩn mực kiểm toán; phương pháp tổ chức kiểm

toán hoạt động. Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 12 biến quan sát trình bày trong Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thang đo nhóm nhân tố khả năng của SAV

1.Kiến thức đầy đủ về KTHĐ

2.Kinh nghiệm chuyên sâu liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động 3.Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm KTHĐ

4.Khả năng xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán hoạt động 5.Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán 6.Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết BCKT

7.Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

8.Có đủ nguồn lực tài chính và phương tiện kiểm toán 9.Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn KTHĐ 10.Phương pháp tổ chức triển khai KTHĐ

11.Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp 12.Chương trình nội dung đào tạo KTHĐ

Nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

Nhóm nhân tố về đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán bao gồm các nhân tố quy mô hoạt động, loại hình hoạt động, thiết lập mục tiêu hoạt động, tiêu chuẩn, định mức, số liệu hoạt động, hiểu biết về kiểm toán hoạt động. Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 6 biến quan sát trình bày trong Bảng 4.8

Bảng 4.8. Thang đo nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động

1.Quy mô, phạm vi hoạt động của đối tượng kiểm toán

2.Loại hình, độ phức tạp trong hoạt động của đối tượng kiểm toán 3.Xây dựng đủ các mục tiêu hoạt động phù hợp

4.Ban hành và tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn và định mức 5.Đơn vị được kiểm toán có ghi chép đủ số liệu 6.Hiểu biết đầy đủ vai trò và tầm quan trọng KTHĐ

Nhóm nhân tố phát triển kiểm toán hoạt động của SAV

Phát triển là một khái niệm chung chỉ tiến trình thay đổi từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp thông qua việc sử dụng một cách có hệ thống những hiểu biết về khoa học và kỹ thuật nhằm đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu cụ thể . Tuy nhiên, do SAV đang trong giai đoạn triển khai loại hình kiểm toán hoạt động một cách độc lập (thí điểm năm 2014). Vì vậy, trong nghiên cứu này khái niệm

phát triển kiểm toán hoạt động được hiểu: “SAV có khả năng và sẵn sàng tiến hành kiểm toán hoạt động một cách độc lập nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội”. Theo đó, việc phát triển kiểm toán hoạt động phụ thuộc các nhân tố nhận thức, quan điểm, thái độ và mức độ quan tâm của KTV và lãnh đạo trong SAV:

- Nhận thức của KTV về kiểm toán hoạt động được biểu hiện qua đánh giá SAV có khả năng triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập không;

- Quan điểm của KTV chỉ ra sự cần thiết phải triển khai kiểm toán hoạt động hay không;

-Mức độ quan tâm cho biết khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán hoạt động như thế nào;

- Thái độ KTV được thể hiện qua lựa chọn có nên triển khai kiểm toán hoạt động ngay cả trong trường hợp đánh giá khả năng triển khai thành công kiểm toán hoạt động của SAV.

Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 4 biến quan sát trình bày trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thang đo phát triển kiểm toán hoạt động

1.SAV cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động một cách độc lập 2.SAV có khả năng triển khai thành công KTHĐ một cách độc lập 3.KTVcó khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ KTHĐ một cách độc lập 4.SAV chưa nên triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)