Nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 150)

Các nhân tố được khám phá và phân loại trong bước nghiên cứu định tính (33 nhân tố) được sử dụng tiếp cho bước nghiên cứu định lượng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mặc dù các nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát

triển kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 13 nhân tố có mối tương quan với việc phát triển kiểm toán hoạt động được chia thành bốn nhóm gồm (1) chính trị, (2) kinh tế, (3) khả năng triển khai của SAV, (4) kỹ năng của KTV. Trong đó, nhân tố chính trị, kinh tế có tác động mạnh nhất đến việc phát triển kiểm toán hoạt động cũng phù hợp với phát hiện của Nath & cộng sự (2011) và hai nhân tố khả năng triển khai của SAV, kỹ năng của KTV cũng được chỉ ra trong các nghiên cứu (Ferdousi 2012; Hui Fan 2012; Albert & ctg 2009; Warning & Morgan 2007; Berzelay & cộng sự 1996; Put & Turksema 2011; Shand & Anand 1996; Lonsdale & ctg 2011).

Các phát hiện trong bước nghiên cứu định tính và định lượng được phân loại dựa trên mô hình logic do Pollitt & cộng sự (1999) xây dựng và xếp hạng các nhân tố theo thứ tự tác động giảm dần tương ứng với những hạn chế và trở ngại đối với SAV khi triển khai kiểm toán hoạt động cho từng nhân tố Bảng 5.1.

Bảng 5.1. Mức độ tác động và hạn chế của các nhân tố

Nhân tố Phân loại theo

mô hình logic

Điểm TB

Hạn chế

1. Vai trò Tổng kiểm toán

Thuộc yếu tố cầu là “vấn đề kinh tế, xã hội” này sinh nhu cầu

triên khai kiểm toán hoạt đông

3,86

Tổng kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kiểm toán hoạt động nhưng việc thay đổi liên tục vị trí các Tổng kiểm toán trong vòng 20 năm ảnh hưởng đến việc phát triển kiểm toán hoạt động24.

2. Yêu cầu từ Quốc hội, Chính phủ 3,77

Quốc hội chưa có bộ phận chuyên trách về kế toán, kiểm toán. Yêu cầu lựa chọn các chủ đề kiểm toán xuất phát từ vấn đề kinh tế, xã hội hơn là hiểu biết đầy đủ về chức năng kiểm toán hoạt động24

3. Tiến trình cải cách quản trị công 3,65

Tiến trình cải cách quản trị công đã được lập kế hoạch, thực hiện nhưng kết quả cải cách quản trị công còn tồn tại nhiều hạn chế. Mô hình quản trị công chủ yếu vẫn nhằm mục đích kiểm soát đầu vào, tuân thủ luật và quy định mà chưa chú trọng kết quả đầu ra, phân cấp, minh bạch và trách nhiệm giải trình24.

4. Kết quả kiểm toán tuân thủ, tài chính

còn hạn chế 3,61

Mặc dù kết quả kiểm toán truyền thống còn hạn chế chưa đáp ứng được mong đợi của người sử dụng. Tuy nhiên, do quan điểm coi trọng các phát hiện xử lý tài chính, phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật từ phía SAV, đơn vị được kiểm toán, người sử dụng hơn là các phát hiện liên quan đến các kiến nghị kết quả hoạt động, giải trình trách nhiệm cũng là trở ngại đối với kiểm toán hoạt động24;

5. Yêu cầu triển khai kiểm toán hoạt động

do bất ổn kinh tế 3,44

Bất ổn kinh tế vừa có tác động tới nhu cầu kiểm toán hoạt động nhưng vừa là trở ngại do cắt giảm chi tiêu ngân sách của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng của SAV24

I. Nhân tố chính trị (Điểm trung bình) 3,66

1. Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp

Thuộc yếu tố hoạt động (quy trình kiểm toán)

4,03

Việc tổ chức SAV theo chuyên ngành và khu vực cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn chủ đề kiểm toán do SAV phải cân đối nguồn lực và khả năng của từng đơn vị khi lựa chọn chủ đề kiểm toán. 2. Chương trình nội dung đào tạo kiểm

toán hoạt động

3,96

- Thiếu hiểu biết về lý thuyết kiểm toán hoạt động (xây dựng mục tiêu kiểm toán hoạt động chưa phù hợp, hiểu chưa đúng mục tiêu kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu23;

- Thiếu sự quan tâm, động lực thực hiện kiểm toán hoạt động của các KTV cùng với công tác phổ biến, tuyên truyền của lãnh đạo trong SAV còn hạn chế24;

3. Phương pháp tổ chức triển khai kiểm toán hoạt động

3,92

- Thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia; cơ cấu nhân sự kiểm toán chưa phù hợp (thiếu nhân sự có khả năng kiểm toán hoạt động); - Phương pháp tổ chức kiểm toán áp dụng hiện nay chưa phù hợp với lý thuyết kiểm toán hoạt động như kiểm toán lồng ghép, phương pháp tiếp cận, việc tổ chức các Đoàn, tổ kiểm toán, thời gian kiểm toán, thời gian lập phát hành báo cáo kiểm toán…24 4. Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng

dẫn

3,90

- Thiếu chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn thực hiện kiểm toán hoạt động24.

- Chưa hướng dẫn và áp dụng phương pháp kiểm toán hoạt động phù hợp24

1. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Thuộc yếu tố đầu vào trong

mô hình logic 4,17

Kiểm toán hoạt động đòi hỏi KTV có sự tận tâm cao, tiếp cận nhiều lĩnh vực mới và thường phải đối mặt với phản ứng từ phía đơn vị được kiểm toán hoặc từ phía các chuyên gia. Khó khăn này là nguyên nhân giải thích lý do nhiều KTV không muốn thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hoạt động (tâm lý ngại thay đổi của KTV)24. 2. Kỹ năng giao tiếp, phân tích, tổng hợp

và viết báo cáo kiểm toán

4,04

Thiếu kiểm toán viên có đủ kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết và báo cáo các phát hiện liên quan đến kiểm toán hoạt động do chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm về các hoạt động chuyên sâu của đối tượng kiểm toán, thiếu khả năng thu thập thông tin, xây dựng tiêu chuẩn và tiêu chí kiểm toán24

3. Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán

3,97

Chưa được đào tạo và chưa có hướng dẫn áp dụng phương pháp kiểm toán hiện đại: kiểm toán trong môi trường tin học, ứng dụng các phương pháp xác xuất, thống kê; các phương pháp phân tích kinh tế…

III. Nhân tố kỹ năng KTV 4,06

1. Thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý.

Thuộc yếu tố cầu là “vấn đề kinh tế, xã hội” này sinh nhu cầu triên khai kiểm toán hoạt đông

3,81

- Tăng cầu kiểm toán hoạt động, tuy nhiên chính những yếu kém trong quản lý và sử dụng các nguồn lực công của các đơn vị được kiểm toán cũng sẽ cản trở việc triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động do thiếu số liệu ghi chép đầy đủ, đơn vị được kiểm toán không xây dựng mục tiêu cụ thể, rõ ràng…

KTNN có khả năng triển khai thành công kiểm toán hoạt động độc lập

Thuộc yếu tố đầu ra và kết quả đạt được

3,73

Kết quả kiểm toán hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với mục tiêu, yêu cầu và mong đợi của SAV24;

Báo cáo kiểm toán hoạt động chưa đạt được mục tiêu và yêu cầu (phát hiện kiểm toán không tương xứng với mục tiêu kiểm toán, phát hiện kiểm toán chỉ liệt kê và mô tả, chưa thiết lập và xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá dẫn tới kết luận kiểm toán hoạt động không cao, không thuyết phục và không tác động đủ lớn tới đơn vị sử dụng báo cáo kiểm toán- kết quả kiểm toán hoạt động hạn chế hơn so với kết quả kiểm toán truyền thống)24

KTV có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán hoạt động

3,63

Lãnh đạo SAV thừa nhận chưa đủ khả năng kiểm toán hoạt động; tâm lý ngại khó của KTV; thiếu KTV vừa có kinh nghiệm kiểm toán vừa am hiểu sâu các lĩnh vực hoạt động của đối tượng kiểm toán.24

KTNN chưa nên triển khai KTHĐ một

cách độc lập 3,35

Tâm lý ngại thay đổi của KTV trong kiểm toán nhà nước. Họ quan tâm tới loại hình kiểm toán truyền thống hơn so với KTHĐ.

Hình 5.1. Mô hình phát triển kiểm toán hoạt động

Mô hình này giải thích xu hướng phát triển sau: Nhu cầu cao (yêu cầu và mong đợi), khả năng đáp ứng của SAV thấp, kết quả và tác động hạn chế, giảm niềm tin và uy tín SAV với công chúng, kìm hãm sự phát triển tiếp theo kiểm toán hoạt động. Ngược lại, khả năng đáp ứng của SAV được tăng cường, kết quả và tác động kiểm toán cao và được duy trì sẽ nhận được sự ủng hộ từ quốc hội, chính phủ và công chúng qua đó thúc đẩy SAV mở rộng chức năng kiểm toán của mình.

Nhu cầu

(1) Bên ngoài SAV: - Bất ổn kinh tế; - Quốc hội, chính phủ; - Cải cách quản trị công; (2) Bên trong SAV: - Vai trò Tổng kiểm toán; - Kết quả kiểm toán hạn chế

Vấn đề kinh tế, chính trị xã hội:

- Yếu kém quản lý, thất thoát lãng phí;

- Cải cách quản trị công

Kết quả đạt được

Mục đích kiểm toán của SAV

(1) Tăng cường trách nhiệm giải trình;

(2) Cải tiến hiệu quả hoạt động

Đầu ra

Hoàn thành cuộc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán

Hoạt động

(1) Lựa chọn chủ đề; (2) Chương trình đạo tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn Đầu vào (1) Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; (2) Phân tích, tổng hợp; (3) Vận dụng phương pháp kỹ thuật kiểm toán hiện đại

Tác động

Kết quả kiểm toán tác động tới các bên liên quan khác (đơn vị được kiểm toán, quốc hội, chính phủ, công chúng) và ngược lại;

Kết quả

(1) Phát hiện và kiến nghị kiểm toán; (2)Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán;

Hiệu quả

Hữu hiệu Kinh tế

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)