Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 138)

Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ chuyên môn, kỹ năng KTV, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV, đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến việc phát triển kiểm toán hoạt động. Mô hình nghiên cứu được đề nghị Hình 4.2. Phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập từ 185 KTV thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, đây là nghiên cứu khám phá, vì vậy phương pháp phân tích từng bước (STEPWISE trong SPSS 16) được sử dụng. Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ phát triển kiểm toán hoạt động (Hình 4.2) có dạng sau:

Phương trình phân tích hồi quy bội được biểu diễn như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 Trong đó:

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là các hệ số hồi quy; X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập.

Hình 4.2. Các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Để ước lượng các tham số trong mô hình và khi sử dụng phép quay vuông góc để tiến hành phân tích EFA, các biến độc lập được xác định bằng cách lấy trung bình cộng từ các quan sát. Phương pháp này thích hợp nhất cho việc sử dụng để phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Bảng 4.18 trình bày các ký hiệu và mã hóa các biến được sử dụng để đo lường các nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Bảng 4.18. Ký hiệu các biến nghiên cứu

hiệu

Tên gọi Giá trị

X1 Chính trị Trung bình 5 biến đo lường các nhân tố chính trị

X2 Xã hội Trung bình 2 biến đo lường các nhân tố xã hội

X3 Kinh tế Biến đo lường nhân tố kinh tế

X4 Trình độ chuyên môn KTV

Trung bình 3 biến đo lường các nhân tố về trình độ chuyên môn của KTV

X5 Kỹ năng KTV Trung bình 3 biến đo lường kỹ năng của KTV X1: Chính trị β1 X2: Xã hội β2 X3: Kinh tế β3 X4: Trình độ KTV β4 X5: Kỹ năng KTV β5 X6: Khả năng thực hiện β6 X7: Đặc điểm hoạt động β7

Y: Phát triển kiểm toán hoạt động

X6 Khả năng thực hiện của SAV

Trung bình 4 biến đo lường khả năng thực hiện kiểm toán độc lập của Kiểm toán Nhà nước

X7 Đặc điểm hoạt động Trung bình 4 biến đo lường đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Y Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động

Trung bình 3 biến đo lường về mức độ phát triển kiểm toán hoạt động

Bảng 4.19. Trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn

X1 Chính trị 3.6659 .65190

X2 Xã hội 3.4541 .79864

X3 Kinh tế 3.8108 .99011

X4 Trình độ chuyên môn KTV 4.1531 .62644

X5 Kỹ năng của KTV 4.0631 .64567

X6 Khả năng thực hiện của SAV 3.9541 .59142

X7 Đặc điểm hoạt động 3.8338 .66124

Y Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động 3.5730 .58945

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)