Đóng góp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 157)

Kết quả nghiên cứu định tính khám phá được 33 nhân tố có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động (6 nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất hiện và 27 nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển);

Kết quả nghiên cứu định lượng khẳng định được mô hình tác động của các nhân tố đến việc phát triển kiểm toán hoạt động gồm 13 nhân tố được phân loại thành 04 nhóm. Trong đó, có 12 nhân tố thúc đẩy và 1 nhân tố trở ngại được phân loại trong Bảng 5.1 theo mức độ tác động giảm dần.

(1) “Nhân tố chính trị” có đóng góp cao nhất, trong đó vai trò Tổng kiểm toán, sự hỗ trợ quốc hội, chính phủ, cải cách quản trị công được đánh giá khá cao;

(2) “Nhân tố khả năng của SAV” có đóng góp thứ hai so với ba nhân tố còn lại, trong đó lựa chọn chủ đề kiểm toán có mức đánh giá cao nhất.

(3) “Nhân tố kỹ năng KTV” có đóng góp cao thứ ba, trong đó việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thể hiện trên các khía cạnh sự tậm tâm, thái độ của kiểm toán việc được đánh giá cao nhất.

(4) “Nhân tố kinh tế” được định danh là những thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý được xác định chính là trở ngại cho việc SAV triển khai kiểm toán hoạt động.

Các nhân tố còn lại được khám phá qua nghiên cứu định tính hoặc chỉ có ảnh hưởng đến việc hình thành (4 nhân tố) hoặc chỉ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển (11 nhân tố) nhưng không có mối tương quan (chỉ ra qua nghiên cứu định lượng);

Phân loại các nhân tố có tác động đến việc phát triển theo mô hình logic của Pollitt & cộng sự (1999) cho thấy vị trí và mối quan hệ của các nhân tố: Việc SAV chuyển đổi chức năng sang kiểm toán hoạt động xuất phát từ phía quốc hội, chính phủ, công chúng nói chung nhằm giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đơn vị được kiểm toán và cải tiến hiệu quả hoạt động. Nhu cầu này xuất hiện bên ngoài SAV (quốc hội, chính phủ, công chúng hoặc đến từ yêu cầu cải cách quản trị công, bất ổn kinh tế) và từ bên trong SAV (thích ứng với thay đổi trong cải cách quản trị công, khắc phục hạn chế từ kết quả kiểm toán truyền thống nhằm nâng cao vai trò và vị trí của SAV). Tùy thuộc nhu cầu và khả năng cùng với những trở

ngại mà SAV phải lựa chọn theo đuổi hướng trọng tâm vào một trong hai mục đích là trách nhiệm giải trình hoặc cải tiến hiệu quả hoạt động. Lựa chọn mục đích nào sẽ quyết định chiến lược phát triển của SAV. Trình độ phát triển kiểm toán hoạt động của SAV cũng sẽ được đo lường và đánh giá đối với từng cuộc kiểm toán hoạt động, giữa kết quả kiểm toán hoạt động đạt được so với kết quả kiểm toán truyền thống. Tiêu chuẩn sử dụng đánh giá trình độ phát triển kiểm toán hoạt động cũng chính là các tiêu chuẩn được sử dụng trong mỗi cuộc kiểm toán đó là tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu.

Phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu này là khả năng và tốc độ phát triển kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào các nhân tố nội tại (khả năng của SAV, kỹ năng KTV) nhiều hơn các nhân tố bên ngoài (nhân tố chính trị, kinh tế). Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp bổ sung bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng các quốc gia đang phát triển, mức độ minh bạch và giải trình trách nhiệm thấp, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ có “cầu” kiểm toán hoạt động cao hơn nhưng kiểm toán hoạt động chậm phát triển, do khả năng “cung” về kiểm toán hoạt động thấp.

Hạn chế của SAV hiện nay và thách thức mà SAV sẽ phải đối mặt khi triển khai loại hình kiểm toán hoạt động phát hiện trong bước nghiên cứu định tính được tổng hợp và phân loại tại Bảng 5.1 tương ứng với từng nhân tố trong mô hình phát triển kiểm toán hoạt động (Hình 5.1).

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)