Xây dựng chiến lược phát triển kiểm toán hoạt động

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 171)

Kết quả khảo sát ở các chương trước cũng như lịch sử phát triển kiểm toán hoạt động cho thấy, các SAI đều lựa chọn tiếp cận các chủ đề kiểm toán hoạt động đơn giản trước (phù hợp với hình thức kiểm toán hiệu quả, kiểm toán trách nhiệm quản lý). Sau đó mở rộng đến các lĩnh vực phức tạp hơn như kiểm toán hiệu lực chương trình hoặc chuyển từ đánh giá việc triển khai thực hiện chính sách sang đánh giá nội dung chính sách và hiện nay, thực hiện chiến lược phát triển thận trọng và nghiêm ngặt (ban hành các chuẩn mực, quy định và tuân thủ chúng).

Kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định được bốn nhóm nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động gồm chính trị, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV, kỹ năng của KTV và nhân tố kinh tế.

Tiếp cận từ góc độ lịch sử qua tham khảo kinh nghiệm phát triển kiểm toán hoạt động của một số quốc gia trên thế giới và từ kết quả nghiên cứu trong Chương 4, là quốc gia đi sau, SAV nên lựa chọn chiến lược phát triển tuần tự từng bước từ đơn giản đến phức tạp được thực hiện theo cách thận trọng và nghiêm ngặt là cần thiết. Theo đó, bước đầu tổ chức triển khai thí điểm một số cuộc kiểm toán độc lập về kiểm toán hoạt động có sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài (nhân tố phương pháp tổ chức triển khai kiểm toán hoạt động thuộc nhóm nhân tố khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV – Bảng 5.1). Tiếp đến, thực hiện các cuộc kiểm toán độc lập về kiểm toán hoạt động phù hợp với năng lực KTV (thuộc hai nhóm nhân tố là khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV và kỹ năng KTV) và điều kiện thực tiễn nhưng quá trình triển khai phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng và nghiêm ngặt. Tính thận trọng được thể hiện trong việc xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực và hướng dẫn kiểm toán hoạt động song hành với quá trình triển khai thí điểm và phải hoàn thành trước khi áp dụng loại hình này một cách chính thức. Tính nghiêm ngặt trong việc triển khai kiểm toán hoạt động là việc cần phải nâng cao nhận thức về kiểm toán hoạt động thông qua tổ chức phổ biến, tuyên truyền về kiểm toán hoạt động và tăng cường năng lực kiểm toán hoạt động qua đào tạo, tập huấn về kiểm toán hoạt động, gồm: chuẩn mực kiểm toán, sổ tay hướng dẫn, mẫu

biểu hồ sơ kiểm toán hoạt động nhằm ba mục đích chính (i) hoàn thành 100% các cuộc kiểm toán hoạt động theo kế hoạch, có chất lượng cao; (ii) báo cáo kiểm toán hoạt động có các kiến nghị kiểm toán đạt chất lượng cao trên phương diện hiệu quả và hữu hiệu; (iii) lợi ích mang lại từ kết quả kiểm toán hoạt động. Đối với mỗi bước phát triển cần phải xác định rủi ro, thách thức và khả năng cũng như điểm mạnh của SAV chẳng hạn, đối với bước tổ chức triển khai thí điểm kiểm toán hoạt động dưới dạng các cuộc kiểm toán độc lập, rủi ro có thể bao gồm: Chủ đề lựa chọn không phù hợp; kinh phí mời chuyên gia còn hạn chế; năng lực KTV hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị hạn chế (đối phó với rủi ro, thuộc nhóm nhân tố kinh tế).

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)