Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 46)

Thứ nhất, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại việc khám phá và giải thích các nhân tố và vai trò của chúng trong mối liên hệ với sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Các nghiên cứu này chưa chỉ ra được mối liên hệ giữa các nhân tố với nhau, chẳng hạn giữa các nhân tố quy mô ngân sách, yêu cầu từ cơ quan lập pháp, vai trò Tổng kiểm toán, việc thay đổi tổ chức, sửa đổi luật và các quy định có liên hệ với nhau không?. Nhân tố nào tác động trực tiếp, nhân tố nào là tác nhân thúc đẩy (tiêu biểu là các nghiên cứu của Pollitt & cộng sự (1999), Nath (2011), Lonsdale & cộng sự (2011)...). Do vậy, cần có nghiên cứu để xem xét mối liên hệ giữa các nhân tố này.

Thứ hai, các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá và giải thích ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động như phân tích báo cáo kiểm toán kết hợp với phỏng vấn sâu với lãnh đạo các SAI và kiểm toán viên trong SAI tại các quốc gia được khảo sát hoặc nghiên cứu các tình huống (Yamamoto & Watanabe 1989; Pollitt & cộng sự 1999, Nath 2011; Lonsdale & cộng sự 2011; Ferdousi 2012...). Các nghiên cứu trên chưa đo lường được cụ thể mức độ tác động và vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng tới quá trình này như thế nào. Do vậy, cần có nghiên cứu đầy đủ hơn về mặt học thuật dựa trên lý thuyết nền tảng để khám phá các nhân tố cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công.

Thứ ba, các nghiên cứu trên thế giới được tiến hành tại các quốc gia phát triển, có nhiều đặc điểm khác biệt về kinh tế, chính trị với Việt Nam, còn các nghiên cứu về kiểm toán hoạt động ở Việt Nam chủ yếu là các nghiên cứu về kiểm toán hoạt động nói chung, chưa có nghiên cứu học thuật để làm rõ bản chất cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của Kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công. Do vậy, việc xem xét sự tồn tại các nhân tố này trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển như Việt nam - quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa - là cần thiết nhằm xác định xem liệu mô hình phát triển kiểm toán hoạt động tại các quốc gia phát triển trên thế giới có phù hợp với bối cảnh Việt Nam và những khác

biệt đến từ môi trường kinh tế, chính trị và xã hội như ở Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Đây chính là những nội dung mà tác giả sẽ làm sáng tỏ trong Luận án của mình

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (Trang 46)