Chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và các kết luận từ các phát hiện thu thập qua nghiên cứu. Nội dung Chương này gồm ba phần (1) kết luận nhằm tóm tắt kết quả nghiên cứu chủ yếu, (2) đề xuất quan điểm và định hướng thúc đẩy việc triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập và (3) các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận và đóng góp của nghiên cứu 5.1.1. Kết luận 5.1.1. Kết luận
5.1.1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành (xuất hiện) kiểm toán hoạt động động
Kết quả trong bước nghiên cứu định tính đã chỉ ra có 33 nhân tố được phân loại thành 4 nhóm có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động, cụ thể:
(1) Nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội (11 nhân tố);
(2) Nhóm khả năng của SAV gồm (i) năng lực KTV và (ii) khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV (12 nhân tố);
(3) Nhóm nhân tố đặc điểm của đơn vị được kiểm toán (6 nhân tố); (4) Nhóm nhân tố quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động (4 nhân tố). Trong đó có 6 nhân tố thuộc nhóm kinh tế, chính trị và xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành (xuất hiện) kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam gồm: Vai trò nhà tài trợ, vai trò Tổng kiểm toán, thay đổi Luật và quy định, vai trò Quốc hội và Hội đồng nhân dân, thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô, yếu kém trong quản lý nguồn lực công và áp lực từ công chúng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả tổng kết trong nghiên cứu của Nath & cộng sự (2011). Hai mươi bảy ( 27) nhân tố còn lại có ảnh hưởng đến việc phát triển kiểm toán hoạt động, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước (Ferdousi 2012; Hui Fan 2012;
Albert & ctg 2009; Warning & Morgan 2007; Berzelay & cộng sự 1996; Shand & Anand 1996; Lonsdale & ctg 2011).