PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƢỜI LỚN

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 139)

3. VĂN BẢN 4 HÌNH ẢNH

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƢỜI LỚN

DÀNH CHO NGƢỜI LỚN

1. Họ và tên: Lê Duy Hùng

2. Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Hạnh

3. Nơi phỏng vấn:Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

4. Thời gian phỏng vấn: 8g30 ngày 28/4/2013

5. Chủ đề phỏng vấn: Tìm hiểu ý kiến người lớn về hoạt động, nhu cầu đọc của thiếu nhi.

Hỏi: Xin anh cho biết một vài thông tin về gia đình? (nghề nghiệp, các thành viên, hoàn cảnh gia đình, độ tuổi của con anh)

Trả lời:Tôi là cán bộ trường Đại Học Ngoại Thương. Tôi năm nay 41 tuổi.Vợ tôi là Cán bộ Cục Thuế.Tôi có một cháu gái 10 tuổi, học lớp 4. Kinh tế gia đình đủ ăn ở mức bình thường.

Hỏi: Ngoài giờ học, anh thƣờng cho con mình tham gia các hoạt động nào tại Nhà Thiếu nhi thành phố?

Trả lời: Tôi thường chở cháu đi học năng khiếu: thanh nhạc, bơi. Vì công việc bận rộn, chương trình học của con khá dày nên không có thời gian cho cháu sinh hoạt các câu lạc bộ đội nhóm, sân chơi ở Nhà Thiếu nhi thành phố.

Hỏi: Anh có thƣờng khuyến khích các em đọc sách không? Tại sao?

Trả lời: Có. Gia đình tôi có truyền thống đọc sách. Tôi thường đặt mục tiêu về số lượng sách đọc cho bản thân cũng như con mình. Việc đọc sách sẽ phát huy truyền thống gia đình và đáp ứng yêu cầu về việc học ở trường.

Hỏi: Anh cho biết cháu thƣờng thích đọc loại sách - báo gì?

Trả lời: Các bậc phụ huynh thường thích con đọc các loại sách văn học, giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Cá nhân tôi cũng có những suy nghĩ giống họ. Theo tôi lứa tuổi học sinh thường thích truyện tranh, truyện ngắn.

Hỏi: Theo anh cho thiếu nhi đọc sách báo ở đâu là tốt nhất?

Trả lời: Do không có nhiều điều kiện đi lại, công việc bận rộn nên theo tôi việc đọc sách báo ở nhà là tốt nhất, vì chúng ta có thể chủ động thời gian, quản lý được nội dung sách bao các em đọc, đảm bảo độ an toàn cao, đồng thời các em có thể đọc đi đọc lại nếu thấy thích thú.

Hỏi: Anh có thƣờng cùng con mình lựa chọn sách - báo để đọc không? Thƣờng anh chọn sách đọc cho con nhƣ thế nào?

Trả lời: Có thỉnh thoảng tôi chở bé đi nhà sách mua sách. Đôi lúc tôi để cho bé tự chọn, nhưng thường kiểm tra nội dung sách trước khi tính tiền. Theo tôi để các em tự chọn sách sẽ rất nguy hiểm vì nếu đọc phải những nội dung không lành mạnh có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như phát triển nhân cách ở các em.

22

Hỏi: Anh thƣờng chọn sách từ những nguồn nào? (mua, mƣợn thƣ viện, mƣợn bạn bè, internet..)

Trả lời: Vì không có thời gian nên tôi thường mua sách ở nhà sách về nhà cho con đọc.

Hỏi: Anh có thƣờng trao đổi về cuốn sách mà con thích đọc không?

Trả lời: Có, nhưng rất ít. Chúng tôi đều bận rộn không thể giúp con đi sâu về nội dung sách báo các con đọc đành phải phó thác việc này cho thầy cô giáo ở trường, hoặc thông qua quá trình sự trao đổi với các bạn bè cùng trang lứa.

Hỏi: Anh có hƣớng dẫn con mình viết nhận xét về cuốn sách đã đọc không?

Trả lời:Có. Vì không có nhiều thời gian nên không thể kèm cặp kĩ lưỡng, nhưng tôi thường khuyến khích con viết nhật kí cảm nhận của mình về cuốn sách sau khi đọc.

Hỏi: Anh có thƣờng định hƣớng cho con nên đọc các loại sách nào không? Đó là những loại sách gì?

Trả lời: Tôi thường định hướng cho con mình đọc những sách báo nổi tiếng. Tôi thường định hướng trước cho con những tác giả, nhà xuất bản nào có uy tín, con nên đọc.

Hỏi: Anh có thƣờng khuyến khích con tham gia các hoạt động hƣớng dẫn đọc sách nhƣ triển lãm, thi viết sổ tay, cảm nghĩ…

Trả lời: Có, nhưng không đặt yêu cầu quá cao. Ở lứa tuổi của con tôi khả năng cảm thụ và sang tạo còn thấp.

Hỏi: Anh thƣờng đƣa con mình đến Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố không? Thƣờng vào thời điểm nào?

Trả lời: Tôi có đưa con mình đến thư viện nhưng không nhiều chủ yếu vào buổi sáng thứ 7 và chủ nhật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỏi: Lý do anh đƣa con mình đến Thƣ viện Nhà Thiếu Nhi đọc sách?

Trả lời: Thư viện là nơi an toàn môi trường giáo dục lý tưởng, đó cũng là nơi định hướng nhu cầu cũng như xác định những địa điểm lui tới trong tương lai với mong muốn học tập. Tôi thường cho con đến đọc sách tại thư viện để giúp cháu phát huy truyền thống đọc sách của gia đình.

Hỏi: Anh đánh giá nhƣ thế nào về khả năng cảm thụ sách của con mình sau khi đọc sách?

Trả lời: Các em thiếu nhi ở lứa tuổi như con tôi chưa có độ cảm thụ sâu sắc về tác phẩm, mức độ cảm thụ ở trung bình khá.

Hỏi: Anh có thƣờng khuyến khích con mình đọc sách trên Internet không? Tại sao?

Trả lời: Có, nhưng không khuyến khích vì không thể quản lý, dễ gặp những vấn đề rủi ro không lường trước được.

23

Hỏi: Anh biết những loại ngôn ngữ nào? Gia đình có xây dựng các tủ sách về những dạng ngôn ngữ ấy không?

Trả lời: Tôi biết tiếng Anh,Tiếng Pháp, Tiếng Nga. Trong gia đình tôi có tủ sách về những dạng ngôn ngữ này. Tôi thường khuyến khích con mình đọc những dạng sách báo bằng tiếng anh. Ban đầu bé cũng không hứng thú lắm nhưng dần dần cũng đọc, miễn là sách có hình thức đẹp và nội dung hay, hấp dẫn.

Hỏi: Anh có nhận xét gì về nội dung và hình thức sách xuất bản cho thiếu nhi trong những năm gần đây?

Trả lời: Hình thức đẹp mắt, giấy tốt, bìa đẹp. Nội dung thì phong phú, đa dạng hơn nhưng sự an toàn khi lựa chọn sách báo đọc cũng trở nên phức tạp. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em.

Hỏi: Theo anh nhu cầu đọc sách, khả năng cảm thụ sách ở lứa tuổi nhi đồng (6 – 11 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (12- 15 tuổi) nhƣ thế nào?

Trả lời: Học sinh cấp một cảm thụ sách chậm do điều kiện sống, các em học tập nhiều. Các em không có thời gian đọc đi đọc lại tác phẩm mà các em yêu thích.

Hỏi: Để nâng cao hiệu quả giáo dục của sách thiếu nhi đối với con em mình, anh có đề nghị gì?

Trả lời:

Với nhà xuất bản:Bộ phận Biên Tập cần lựa chọn chặt chẽ kỹ lưỡng các tác phẩm xuất bản trên thị trường, đảm bảo chất lượng sách thiếu nhi. Bên cạnh đó cần tổ chưa quảng bá rông rãi những tác phẩm hay đến các em thiếu nhi.

Với Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố: Cần tổ chức các chương trình hoạt động về sách báo, tạo sân chơi học mà chơi, chơi mà họ như: Hội thi về sách nhằm giới thiệu những tác phẩm hay phát hiện những tài năng văn học

Đối với bản thân: Tôi thường khuyến khích con đọc sách, thực hiện theo những ý tưởng có trong những cuốn sách hay, hấp dẫn. Đồng thời tôi cũng sẽ tạo điều kiện để con đến thư viện đọc sách, thiết lập mối quan hệ gần gũi đối với sách và phát triển thói quen đọc sáchcho con.

Cảm ơn anh. Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

26

Bảng thông báo thủ tục làm thẻ và thời gian phục vụ bên ngoài Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Bảng tin Câu lạc bộ Bạn yêu sách và Thông báo chuyên đề bên ngoài Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

27

Bảng góp ý tên sách, báo tạp chí và danh mục thông báo sách mới của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Hội thi

“Bạn cùng sách” tại Nhà Thiếu nhi thành phố Kệ trưng bày sách mới tại

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Kệ sách dành cho tuổi mới lớn tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

28

Thiếu nhi đang đọc sách tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

Chương trình nói chuyện chuyên đề “Năm điều Bác Hồ dạy” cho thiếu nhi tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố tổ chức sân chơi Bạn yêu sách phục vụ lưu động tại Công viên Văn hóa Tao Đàn – Tp. Hồ Chí Minh

30

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố tổ chức sân chơi Bạn yêu sách phục vụ lưu động tại Nhà Thiếu nhi thành phố

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố tổ chức sân chơi Bạn yêu sách phục vụ lưu động tại Nhà Thiếu nhi thành phố

31

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố tổ chức tủ sách lưu động phục vụ thiếu nhi đọc sách tại vùng sâu vùng xa của thành phố Hồ Chí Minh

Câu lạc bộ Phóng viên nhí Bút Xanh sinh hoạt tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

32

Hình ảnh các em thiếu nhi đang truy cập Internnet tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Hình ảnh các em thiếu nhi câu lạc bộ Bút xanh Nhà Thiếu nhi thành phố tham gia Trại sáng tác văn học tại Đồng Nai - năm 2012

i

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 139)