Trong một xã hội hiện đại, nhu cầu trao đổi thông tin càng phát triển. Người ta chỉ có thể hiểu và trao đổi thông tin hiệu quả khi họ có cùng mã ngôn ngữ. Ngoại ngữ là rào cản lớn nhất trong quá trình giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc. Nếu không có vốn ngoại ngữ, người đọc giống như mất “chiếc cần câu”. Họ không thể tiếp cận các nguồn thông tin mới, công nghệ mới cũng như chia sẻ nguồn lực thông tin với nhau.
Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố có vốn tài liệu tiếng Việt chiếm 95% tổng số vốn tài liệu có trong thư viện. Số lượng bản sách bằng tiếng Anh cũng như các tiếng khác không nhiều, chủ yếu là những tài liệu tặng, cho đã quá cũ.
Bảng 2.6: Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ
(phân theo lứa tuổi)
Ngôn ngữ tài liệu
Số phiếu Trả lời Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Tiếng Việt 108 98.2 63 100 45 95.7 Tiếng Anh 20 27.3 11 17.5 9 19.1 Tiếng Pháp 5 4.5 0 0 5 10.6 Tiếng Trung 1 0.9 0 0 1 2.1 Ngôn ngữ khác 0 0 0 0 0 0
Theo bảng khảo sát, những bạn đọc trong nhóm lứa tuổi cấp 1, cấp 2 rất thích đọc sách Tiếng Việt (98.2%), rất ít em sử dụng sách báo có ngôn ngữ khác. Đó là một điều rất dễ hiểu ở học sinh cấp 1, các em đang học tập để trau dồi vốn hiểu biết, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng ở học sinh cấp 2 – đối tượng đã có tích lũy được vốn từ vựng phong phú, cộng với chương trình học ngoại ngữ buộc các em phải không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghe,
52
nói, đọc, viết ngoại ngữ một cách thuần thục, nhuần nhuyễn lại rất ít đọc những tài liệu bằng tiếng Anh (19.1%) hoặc những ngôn ngữ khác đào tạo trong nhà trường (trường Trung học Cơ sở Colette đào tạo các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp…). Đây được xem là một vấn đề quan trọng, thư viện cần định hướng nhu cầu đọc sách báo ngoại văn, đồng thời bổ sung các loại tài liệu theo nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đọc của các em.
Điểm đặc biệt khi trao đổi với phụ huynh cũng như kết quả điều tra cho thấy: thường các gia đình có ba mẹ hoạt động trong lĩnh vực ngoại ngữ nào thì con cái cũng sẽ quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ đó, thậm chí là có tủ sách ngoại ngữ trong gia đình. (xem bảng 2.7). Do đó, thư viện cần kết hợp với gia đình, nhà trường, nhà xuất bản để định hướng giúp các em lĩnh hội những tài liệu bằng tiếng Việt và trau dồi kỹ năng học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Bảng 2.7: Nhu cầu đọc theo ngôn ngữ tài liệu
(phân theo nghề nghiệp của phụ huynh)
Thời gian Đọc sách
Số phiếu trả lời
Theo nghề nghiệp của phụ huynh
Công nhân Nông dân Giáo viên Buốn bán Lĩnh vực khác SL % tsp SL % ptt SL % ptt SL % tsp SL % ptt SL % ptt Tổng số phiếu 110 100 18 100 0 100 25 100 37 100 30 100 Tiếng Việt 110 100 18 100 0 0 25 100 37 100 30 100 Tiếng Anh 56 50.9 7 38.9 0 0 21 84.0 16 43.2 12 40.0 Tiếng Pháp 11 10 1 5.6 0 0 5 20 3 8.1 2 6.7 Tiếng Trung 9 8.2 3 16.6 0 0 2 8.0 3 8.1 1 3.3 Ngôn ngữ khác 4 3.6 2 11.1 0 0 1 4.0 0 0 1 3.3