Nhu cầu về loại hình tài liệu

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56)

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều loại hình tài liệu ra đời và phát triển mạnh mẽ giúp con người nắm bắt thông tin một cách thuận tiện và hiệu quả. Không dừng lại ở các dạng tài liệu sách, báo hàng ngày,

53

người đọc còn có cơ hội sử dụng nhiều dạng tài liệu khác như: tài liệu điện tử, trang web, đĩa CD, báo cáo khoa học…

Bạn đọc thiếu nhi cũng như người lớn có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình tài liệu khác nhau, đặc biệt với thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh. Sống trong một thành phố lớn và năng động, các em thiếu nhi có điều kiện sử dụng nhiều dạng tài liệu khác nhau. Sách, báo không còn là phương tiện duy nhất nữa mà bắt đầu có xu hướng chuyển sang các dạng tài liệu điện tử.

Với tâm lý tò mò, khám phá cái mới, cái lạ, các em linh hoạt, nhanh nhạy trong việc tiếp cận và sử dụng những tài liệu hiện đại.

Bảng 2.8 : Loại hình tài liệu bạn đọc thiếu nhi thƣờng xuyên sử dụng

Loại hình tài liệu

Số phiếu trả lời Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Sách giấy 95 86.4 55 87.3 40 85.1

Thông tin trên Internet 73 66.4 34 54.0 39 83.0 Báo - Tạp chí giấy 61 55.5 33 52.4 28 59.6

Băng đĩa 19 17.3 15 23.8 4 8.5

Tài liệu ảnh 5 4.5 3 4.8 2 4.3

Kết quả khảo sát cho thấy thiếu nhi thích đọc nhiều loại hình tài liệu khác nhau, nhất là các loại sách - báo bằng giấy (86.4%), thông tin trên Internet chiếm 66.4%, sau đó là đến các loại báo - tạp chí, băng đĩa và các dạng tài liệu khác. Hiện tượng nhu cầu về băng đĩa, CDROM hiện nay không cao, bởi với tiện ích của phương tiện Internet, thiếu nhi không chỉ đọc sách, xem phim, nghe nhạc mà còn giải trí bằng các trò chơi: game học tập, game trồng cây…Đặc biệt là việc ngày càng có nhiều trang web cung cấp nhiều tài liệu, thông tin, phim ảnh khác nhau với tốc độ đường truyền mạnh, giúp các em nhanh chóng truy cập những thông tin cần từ trang web trên mạng.

54

Đối với Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng còn hạn chế, chưa bổ sung các tài liệu băng đĩa CDROM, số lượng máy tính còn ít nên việc đáp ứng những nhau cầu về tài liệu điện tử, thông tin trên mạng còn hạn chế. Thư viện cần điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thông tin của các em trong xã hội thông tin, hiện đại khi mà các em đang sống trong một thành phố lớn, một môi trường hết sức năng động và hiện đại.

Bảng 2.9 : Mục đích sử dụng Internet (phân theo lứa tuổi)

Mục đích truy cập Số phiếu trả lời

Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Đọc báo, tạp chí điện tử 38 34.5 10 15.9 28 59.6 Kết bạn(facebook) 60 54.5 19 30.2 41 87.2 Đọc truyện 40 36.4 22 34.9 28 59.6 Học tập 16 14.5 5 7.9 11 23.4

Giải trí (Xem phim, nghe nhạc, chơi game) 69 62.7 39 61.9 30 63.8

Mục đích khác 5 4.5 2 3.2 3 6.4

Theo bảng khảo sát trên, các em lứa tuổi cấp 1 thích đọc sách giấy (87.3%), báo – tạp chí giấy (52.4%), bắt đầu thích truy cập Internet (54.0%), nhưng học sinh cấp 2 thì có sự dịch chuyển. Các em không những thích đọc sách - báo mà còn rất thích đọc thông tin trên mạng Internet (83.0%). Mục đích chính của các em học sinh cấp 1 chủ yếu mang tính chất giải trí (chiếm 61.9%), tuy nhiên ở học sinh cấp 2 ngoài mục đích giải trí (63.8%). Các em thường lướt web để nắm bắt thông tin về thần tượng, hoạt động văn hóa nghệ thuật (59.6%), giao lưu và kết bạn (87.2%). Có thể thấy, cả hai đối tượng học sinh cấp 1 và học sinh cấp 2 rất ít quan tâm đến việc sử dụng phương tiện hiện đại, tài liệu điện tử vào hoạt động học tập, nâng cao khả năng hiểu biết… (xem bảng 2.9)

55

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56)