Trong xã hội hiện đại và phát triển, các em thiếu nhi có nhiều loại hình giải trí khác nhau. Mỗi loại hình giải trí lại có những tác động riêng, trong đó sách – báo được xem là phương tiện giải trí hữu dụng và phổ biến nhất. Thư viện thiếu nhi - nơi lưu giữ các giá trị, di sản văn hóa của dân tộc và thế giới cần khuyến khích các em đọc sách để lĩnh hội thông tin, tri thức của nhân loại.
110
Với loại hình thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố, để khuyến khích thiếu nhi đọc sách, thư viện có thể áp dụng nhiều hình thức khuyến khích đọc khác nhau như:
- Thực hiện hình thức tích lũy logo “Câu lạc bộ Bạn yêu sách” cho bạn đọc đến thư viện. Bạn đọc nào đọc sách được 5 lượt, mỗi lượt đọc 1 giờ trở lên trong một buổi, thư viện sẽ dán tặng một logo “ Câu lạc bộ Bạn yêu sách”, và đến cuối quý sẽ tổng kết, thống kê số lượng để tặng quà cho các em, hoặc tăng số lượng sách mượn cho các em.
- Trao quà thưởng, phần thưởng đối với những bạn thiếu nhi thường xuyên đến thư viện đọc sách - báo và đọc nhiều tài liệu theo chủ đề thư viện đưa ra hàng tháng.
- Để khuyến khích thiếu nhi đến thư viện đọc sách, thư viện cần có chế độ đãi ngộ đối với các em thiếu nhi mới đến đọc sách tại thư viện hoặc có thời gian đọc lâu. Ví dụ: thiếu nhi đọc sách từ 1 năm trở lên có thể được mượn 1-2 cuốn sách về nhà…, thư viện có thể giảm 30% lệ phí làm thẻ cho những bạn thiếu nhi lần đầu tiên đến làm thẻ tại thư viện…
- Khuyến khích các em viết cảm nhận ngắn về tác phẩm đã đọc. Những bài viết hay sẽ được dán lên bảng tin thư viện và đăng tải trên chuyên mục Câu lạc bộ “Bạn yêu sách” của trang web Nhà Thiếu nhi thành phố. Bạn đọc thiếu nhi nào có từ 3 bài viết được đăng tải trên bảng tin hoặc trang web sẽ nhận được quà tặng của thư viện.
- Tổ chức các chương trình đăng ký đọc vào mỗi hè, với hình thức này thư viện sẽ gửi danh mục những tác phẩm văn học hay (gồm cả Tiếng Việt và Tiếng Anh) trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trực quan tại thư viện. Khi tham gia chương trình này, bạn đọc thiếu nhi được tạo điều kiện mượn tài liệu tại thư viện, và sau khi đọc xong tác phẩm phải trả lời một văn bản do thư viện gửi trực tiếp hoặc qua địa chỉ Email của cá nhân bạn đọc. Bạn đọc nếu thật sự đọc và cảm thụ sâu sắc tác phẩm mới có thể trả lời được tất cả
111
các câu hỏi, và ngược lại, nếu chỉ đọc lượt, đọc qua loa sẽ không thể trả lời các câu hỏi. Nếu trả lời đúng tất cả các câu hỏi, bạn đọc sẽ nhận được một tác phẩm văn học do nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng và ngược lại, nếu trả lời sai, thư viện sẽ gửi lại bảng câu hỏi và cứ thế trả lời đến khi nào đúng thì thôi. Bằng cách này, thư viện sẽ đánh giá được khả năng, mức độ đọc đồng thời khuyến khích việc đọc thực chất, cảm thụ chân thực của bạn đọc thiếu nhi thành phố.
- Tổ chức cho các em tham gia sân chơi “Bạn yêu sách” trong Nhà Thiếu nhi thành phố với các hoạt động: đọc sách, tham gia trò chơi ghép hình và đố vui về sách cùng những phần quà hấp dẫn.
- Bên cạnh đó cần tổ chức các buổi triển lãm, trưng bày sách theo chuyên đề, mạn đàm về sách, ngày hội đọc sách … Qua đó, tác động vào nhận thức kích thích hứng thú, nhu cầu đọc sách báo của các em.
- Song song đó, thư viện cần mở rộng thời gian phục vụ ngoài giờ, phù hợp với thời gian học các lớp năng khiếu trong Nhà Thiếu nhi thành phố để các em có thể đến đọc sách trong khoảng thời gian trống, trước, giữa và sau giờ học. Đồng thời, thư viện cần giảm chi phí lệ phí làm thẻ thư viện, thậm chí tiến hành tổ chức phục vụ miễn phí cho các em đến đọc sách tại thư viện. Có như vậy, thư viện mới thu hút đông đảo thiếu nhi đến học tập, sinh hoạt và vui chơi, giải trí.
Ngoài ra, để thu hút ngày càng nhiều thiếu nhi đến đọc sách, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần tăng cường triển khai các biện pháp tuyên truyền, kích thích sự sáng tạo, lòng ham học hỏi của các em thiếu nhi thông qua hoạt động đọc sách, báo như:
Ngoài những hình thức bảng chỉ dẫn vị trí của thư viện trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi thành phố cần tổ chức bangdrôn, biểu ngữ, bảng tin hoạt động thư viện, bảng tin Câu lạc bộ “Bạn yêu sách” và thông báo các hoạt động sân chơi ngoài trời của thư viện với các hình ảnh trang trí nhiều màu sắc, bắt mắt và hấp dẫn thiếu nhi.
112
Song song đó, thư viện cần phối hợp với phòng giáo vụ, các thầy cô giáo dạy năng khiếu, các phụ trách đội tại các Khoa chuyên môn (Khoa Chính trị Phương pháp Công tác Đội, Khoa Thể dục Thể thao, Khoa Thẩm kỹ Nghệ thuật, Khoa Sáng tạo – Kỹ thuật) nhằm tuyên truyền, quảng bá hoạt động thư viện cũng như giới thiệu nguồn lực thông tin đến với các em thiếu nhi đến tham gia học tập, sinh hoạt, giải trí tại Nhà Thiếu nhi thành phố.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thói quen truy cập Internet của người dân thành phố phát triển mạnh mẽ. Để tuyên truyền rộng rãi hoạt động Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố đến thiếu nhi và phụ huynh thành phố, thư viện cần phát huy chuyên mục “Bạn yêu sách” trong trang web Nhà Thiếu nhi thành phố. Đăng tải các thông tin về sân chơi “Bạn yêu sách”, các hoạt động hội thi, hội nghị, diễn đàn, ngày hội đọc sách, chương trình nói chuyện chuyên đề… Đặc biệt có thể đăng tải danh mục sách mới của thư viện, bài viết cảm nhận về tác phẩm cũng như các tác phẩm văn học do chính các em trong câu lạc bộ của thư viện sáng tác. Đồng thời, thông qua các trang web cộng đồng Blog, Facebook của các câu lạc bộ, đội – nhóm, thư viện có thể giới thiệu về hoạt động, các chương trình hướng dẫn đọc, ngày hội đọc cho quý vị phụ huynh, các bạn trẻ cũng như các em thiếu niên, nhi đồng cùng tham gia.
Có thể nói, bằng những biện pháp trên, thư viện sẽ động viên, khuyến khích thiếu nhi đến thư viện đọc sách, xây dựng và phát triển phong trào đọc, thói quen đọc sách trong các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố. Đồng thời qua đó, giúp các em hướng đến những nhu cầu giải trí lành mạnh, tránh xa những thú tiêu khiển có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, tính cách của các em, từ đó góp phần làm giảm các hiện tượng tội phạm ở tuổi vị thành niên trong cộng đồng.
113
KẾT LUẬN
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Câu hát quen thuộc dường như đã trở thành một chân lý, một lẽ tự nhiên không ai có thể chối cãi được. Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm giáo dục nhu cầu đọc cho trẻ em là một vấn đề quan trọng, tạo điều kiện giúp các em nâng cao năng lực học tập – hoạt động chủ đạo của giai đoạn lứa tuổi thiếu nhi.
Trong môi trường phát triển nhanh và mạnh của thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu sách - báo của thiếu nhi ngày càng tăng. Là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện các nhà thiếu nhi, để có thể tạo ra sự tương thích, phù hợp giữa nhu cầu đọc với nguồn lực thông tin, khắc phục tình trạng có nhu cầu đọc, nhưng khả năng thu hút nhu cầu tiềm năng còn hạn chế; có vốn tài liệu đa dạng nhiều chủ đề nhưng lại chưa đáp ứng tốt về số lượng, nội dung, hình thức của tài liệu, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nhu cầu đọc của các em thiếu nhi đang học tập, sinh hoạt tại Nhà Thiếu nhi thành phố.
« Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống." (M.Gorki). Mỗi cuốn sách có một đối tượng đọc nhất định. Việc nắm bắt nhu cầu đọc sách –báo của thiếu nhi đóng vai trò quan trọng, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu đọc, từ đó xây dựng và phát triển văn hóa đọc, thói quen đọc lành mạnh trong thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi.
Trong quá trình hoạt động và phát triển, thư viện cần nghiên cứu các mô hình phục vụ, hướng dẫn, giáo dục nhu cầu đọc cho thiếu nhi. Những năm vừa qua, thư viện đã xây dựng mô hình sân chơi đọc sách bổ ích, phần nào kích thích hứng thú đọc, thỏa mãn nhu cầu đọc của các em thiếu nhi thành phố…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những mặt chưa thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Trong
114
định hướng, kế hoạch phát triển sắp tới, thư viện cần lập phương án nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần phát triển văn hóa đọc cho các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố trên cơ sở phương hướng chung của Nhà Thiếu nhi thành phố.
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng lý luận và khảo sát đặc điểm nhu cầu đọc của thiếu nhi tại Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đọc, hạn chế những nhu cầu lệch lạc như: tổ chức định hướng, giáo dục nhu cầu đọc, hướng dẫn đọc cho các em., đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, điều chỉnh chính sách bổ sung, xây dựng không gian đọc phù hợp với thiếu nhi... cùng với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc thực hiện các giải pháp không đơn giản chỉ tác động đến chính đối tượng đó, mà cần phải có sự tác động đồng loạt đến nhiều yếu tố và đối tượng có liên quan trong toàn bộ hệ thống. Có như vậy, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố mới có thể có những bước “thay da đổi thịt”, đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc thiếu nhi đến với Nhà Thiếu nhi thành phố.
Với phương châm: “Những gì chúng ta làm hôm nay là thực hiện ước mơ xây dựng một thế hệ độc giả trẻ trong xã hội tương lai”, người viết rất mong kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ./.
1
[1]. A.V. Da-pa-rô-gret, Phạm Minh Hạc (lược dịch) (1977), Tâm lý học tập II: