Xây dựng không gian đọc thân thiện

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 111)

Không gian đọc sách trong thư viện thiếu nhi có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút thiếu nhi đến thư viện đọc sách, kích thích hứng thú và nhu cầu đọc của các em.

Không gian đọc thoải mái của thiếu nhi được thể hiện thông qua vị trí, việc sắp xếp các vật dụng trong thư viện một cách khoa học, hợp lý mà vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và thân thiện đối với các em.

Với vị trí không mấy thuận lợi, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần giải phóng khu vực xe trước cửa thư viện, sửa sang lại mái che, bố trí bậc tam cấp để phụ huynh và thiếu nhi có thể di chuyển vào thư viện một cách thuận tiện và dễ dàng. Mặt khác, thư viện cần thanh lý các trang thiết bị, vật dụng không còn khả năng sử dụng cũng như những tài liệu không còn nhu cầu nhằm giải phóng không gian, tạo chỗ trống để lưu trữ tài liệu mới có giá trị và bố trí thêm những kệ sách mới đảm bảo sách trên kệ được bảo quản tốt nhất.

Đồng thời, trong tương lai, thư viện cần đề xuất phương án nâng cấp không gian đọc sách phục vụ thiếu nhi, bố trí lại các khối chức năng trong thư viện, mở rộng diện tích, bổ sung các bàn, ghế, giá kệ có màu sắc đẹp mắt, kích thước phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi nhằm giúp các em hứng thú hơn trong quá trình đọc. Mặt khác để tránh hiện tượng mất cắp tư trang, thư viện cần trang bị tủ đựng đồ cá nhân có khóa cho các em để khi các em tới thư viện có thể an tâm đọc sách mà không sợ bị mất đồ.

Cùng với xu hướng mới của việc xây dựng một môi trường thư viện thiếu nhi thân thiện, tạo không gian thư giãn, giải trí lành mạnh, phù hợp với đặc tính tâm lý lứa tuổi của các em thiếu nhi, thư viện cần: Trang trí các hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh, các con rối mô phỏng theo nhân vật trong sách; Quét vôi, sơn lại tường, vẽ tranh lên các bức tường trong thư viện nhằm tạo không gian đẹp mắt với hình ảnh trang trí tươi vui, sinh động giúp thu hút

108

ngày càng nhiều các em thiếu nhi đến thư viện; Đầu tư kinh phí sửa sang nền gạch, trải thảm mút, trang trí một số thú nhồi bông giúp các em có thể thay đổi tư thế đọc sách một cách linh hoạt, dễ dàng; Trang bị những loại ghế nệm hơi, những con thú hơi để tạo cảm giác thú vị giúp các em vừa đọc sách mà vừa thư giãn, giải trí… Đặc biệt, thư viện cần đi lại đường dây điện trong toàn bộ không gian thư viện để các em có đủ ánh sáng đọc sách và đảm bảo các nguồn điện gọn ngàng, an toàn, khoa học, tránh các trường hợp hỏa hoạn xảy ra trong thư viện…

Để tăng trí tưởng tượng, kích thích thiếu nhi đến học tập, vui chơi, giải trí tại thư viện, bên cạnh khu vực đọc sách, tra cứu internet, xem phim hoạt hình, thư viện cần bố trí khu vực chơi mà học, học mà chơi cho thiếu nhi ngay trong thư viện như: chơi cờ, ghép tranh nhân vật trong truyện (tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ, tranh công chúa Bạch Tuyết,…)

Trong quá trình sắp xếp, trang trí, thư viện nên sắp xếp sách trên các kệ đứng để có thể nhìn thấy bìa sách và tạo được hứng thú đọc cho các em. Có thể sử dụng những hình dạng kệ sách khác nhau để đặt những cuốn sách truyện khác nhau.

Bên cạnh đó, thiếu nhi luôn yêu thích sự mới lạ vì vậy cán bộ thư viện cần thường xuyên thay đổi vị trí để sách, nhất là những tài liệu đặt tại phòng trưng bày (phòng sách mới, sách đọc nhiều) để thiếu nhi không cảm thấy sự nhàm chán. Đặc biệt, ngoài những tài liệu được bổ sung, thư viện có thể thêm những tài liệu khác như thiệp, album sách hay, tạp chí, những tập san do các em đang sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội - nhóm của thư viện thực hiện.

Trong xu thế hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện cùng với nhu cầu sử dụng các phương tiện đọc mới, thư viện cần trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho việc đọc và hướng dẫn đọc như: máy tính tra cứu, đầu đĩa, máy chiếu, video, …. Trong tương lai,

109

thư viện cần tiến tới xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho thiếu nhi, không chỉ dừng lại ở những cơ sở mục lục điện tử nữa mà hình thành cơ sở dữ liệu toàn văn (đặc biệt là cơ sở dữ liệu toàn văn văn học, khoa học, lịch sử, tác phẩm văn học kinh điển bằng tranh…) nhằm tạo điều kiện cho các em có thể tiếp cận với sách báo một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Ngoài không gian đọc sách trong thư viện, cần tiếp tục phát huy các mô hình phục vụ sách báo ngoài trời trong Nhà Thiếu nhi thành phố, Công viên Văn hóa Tao Đàn, …nhằm thu hút đông đảo thiếu nhi đọc sách, xây dựng thói quen, văn hóa đọc rộng rãi trong thiếu nhi thành phố.

Tóm lại, việc tổ chức không gian đọc là một yếu tố quan trọng thu hút bạn đọc thiếu nhi đến thư viện đọc sách. Không gian đọc thân thiện, đẹp mắt với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị máy móc đầy đủ sẽ tạo điều kiện để thư viện thu hút ngày càng đông các em thiếu nhi đến đọc sách. Đó là lâu đài lý tưởng giúp các em giải trí, nghỉ ngơi sau những giờ học mệt mỏi, và cũng là môi trường quan trọng để các em có thể lĩnh hội thông tin, tri thức một các hiệu quả nhất, từ đó giúp các em thiếu nhi cũng như cán bộ thư viện phát huy khả năng sáng tạo, tư duy của mình. Tuy nhiên, để xây dựng không gian đọc với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần phải tiến hành cùng với việc xây dựng và phát triển tổng thể chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà Thiếu nhi thành phố.

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)