Thỏa mãn nhu cầu đọc của thiếu nh

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 41)

Thư viện thiếu nhi là một loại hình thư viện đặc biệt, phục vụ nhu cầu đọc của thiếu nhi với mục đích cuối cùng là giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách. Thư viện thiếu nhi có thể được tổ chức trong các trường học, thư viện công cộng, trong các nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa hoặc các nhà sách.

Thư viện thiếu nhi trong Nhà Thiếu nhi thành phố là một bộ phận của cơ sở giáo dục ngoài nhà trường trong hệ thống các thiết chế văn hóa - giáo dục của Nhà Thiếu nhi thành phố. Thư viện có vai trò cung cấp thông tin, tư liệu và tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách báo của các em thiếu nhi đến sinh hoạt, giải trí và học tập trong các lớp năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi thành phố.

Cung cấp tài liệu phục vụ thiếu nhi vừa là mục đích, vừa là nhiệm vụ của mọi thư viện thiếu nhi. Thông qua việc cung cấp tài liệu, cán bộ thư viện thiếu nhi sẽ nắm bắt được nhu cầu đọc của các em. Đồng thời, khi các em được đáp ứng yêu cầu, nhu cầu, hứng thú đọc của các em được nuôi dưỡng. Tình yêu đối với sách được hình thành như những giọt mật được những chú ong chăm chỉ nhỏ vào bình từng ngày. Ngược lại, nhu cầu đọc khi không được đáp ứng từng ngày sẽ dần dần bị thui chột và biến mất cùng với hứng thú khám phá thế giới, lĩnh hội tri thức nhân loại. Có thể thấy, thư viện là thế giới tuổi thơ của thiếu nhi, không chỉ là trường học rèn luyện kỹ năng tự học, trao dồi tư duy, nâng cao khả năng học tập, tích lũy kiến thức mà còn là lâu đài cổ tích thỏa mãn tầm nhìn về thế giới thần tiên, huyền hoặc của các em.

Thư viện thiếu nhi nằm trong Nhà Thiếu nhi thành phố là loại hình thư viện khá đặc biệt so với các thư viện thiếu nhi trong trường học, trung tâm

36

văn hóa, thư viện công cộng, nhà sách….Đối tượng đến đọc sách tại thư viện là các em thiếu nhi học năng khiếu và sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội - nhóm chuyên môn. Các em tranh thủ thời gian rảnh rỗi giữa các giờ học để vào thư viện đọc sách. Đây là một nhóm đối tượng hết sức năng động, không những có hiểu biết, kiến thức về các môn học văn hóa mà còn có kiến thức, kỹ năng của một hoặc nhiều bộ môn năng khiếu khác. Ý thức, nỗ lực học tập, lòng ham học hỏi của các em thể hiện khá rõ ràng cùng với nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần. Vì vậy, khi các em đến thư viện đọc sách, nếu được cán bộ thư viện tận tình hướng dẫn và cung cấp những sách - báo đáp ứng nhu cầu đọc, thì sẽ góp phần cung cấp kiến thức, nâng cao kỹ năng học tập các môn năng khiếu cũng như các môn văn hóa ở trường. Từ đó hứng thú đọc, thị hiếu đọc của các em sẽ phát triển, kích thích nhu cầu đọc và khuynh hướng đọc của các em hình thành và phát triển.

Ngược lại, nếu thư viện cung cấp tài liệu không phù hợp với nhu cầu hoặc không có tài liệu để cung cấp thì các em sẽ không nâng cao được kiến thức, kỹ năng thực hành trong việc học tập các môn năng khiếu cũng như các môn văn hóa ở trường. Ðiều này sẽ dẫn đến một hệ quả là thư viện sẽ ngày càng đánh mất niềm tin của các em và các em sẽ không đến thư viện đọc sách - báo nữa.

Như vậy, thông qua việc cung cấp tài liệu, thư viện sẽ nâng cao được năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành giúp các em học tốt chương trình văn hóa ở trường cũng như các môn năng khiếu ở Nhà Thiếu nhi thành phố. Do đó, muốn thực hiện tốt vai trò cung cấp tài liệu thư viện phải tìm hiểu đối tượng bạn đọc thiếu nhi, nhu cầu đọc của các em, xây dựng chính sách bổ sung tài liệu phù hợp, mang tính chất đặc thù của môi trường giáo dục trong Nhà Thiếu nhi thành phố nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tinh thần của các em. Đó là môi trường học mà chơi, chơi mà học.

37

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 41)