Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ có bề dày lịch sử không lâu, nhưng vị trí của nó trong lịch sử cũng như hiện tại rất to lớn. Nằm ở vị trí trung tâm Nam bộ, phía nam của Đông Nam bộ và rìa Bắc của Tây Nam bộ, có vai trò gắn kết hai miền Đông – Tây Nam Bộ và Đông Nam Á - Châu Á. Ở vị trí đó, thành phố hỗ trợ đắc lực cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật của toàn khu vực phía Nam, cũng như có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước.

Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu đọc sách báo đáp ứng việc học tập, vui chơi, giải trí của các em thiếu nhi thành phố ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các em đòi hỏi nhiều hình thức mới, nội dung mới, môi trường đọc mới, hiện đại và tiện ích. Gia đình ngày càng quan tâm, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để con em mình đến đọc sách tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố, để chúng tiếp xúc với môi trường đọc, xây dựng thói quen đọc. Đồng thời phụ huynh của các em cũng tranh thủ thời gian giúp chúng lựa chọn những tài liệu hay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi ở nhà sách cũng như trong thư viện…Đầu tư thời gian, nghiên cứu các phương pháp hướng dẫn con em mình rèn luyện khả năng tự lập trong việc học tập văn hóa và các môn nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật…Bằng nhiều hình thức, giáo viên và phụ huynh đã gắn nhu cầu đọc sách báo của các em với hoạt động học tập, mở mang tri thức, nuôi dưỡng tình cảm và phát triển kỹ năng cho các em. Những thuận lợi, điều kiện này đã giúp các em có nhiều cơ hội làm phong phú, đa

27

dạng vốn hiểu biết của mình, mở ra chân trời tri thức rộng lớn trong mắt các em. Đó cũng chính là cơ sở, tiền đề để Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố duy trì, phát triển, tạo ra nhiều cơ hội để các em có thể học tập và vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao thông của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh những sản phẩm văn hóa (sách, báo) kém chất lượng làm ảnh hưởng đến đời sống tư tưởng, tình cảm của các em.

Bên cạnh đó, xu thế phát triển nhanh, mạnh của thành phố đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, thông tin được sản sinh ngày càng phong phú đa dạng với nhiều loại phương tiện tiếp cận khác nhau như: điện thoại, laptop, I pad, Internet... Điều này đã giúp các em có nhiều cơ hội thỏa mãn sự hiểu biết, làm phong phú đời sống tinh thần, từ đó làm biến đổi nhanh chóng các đặc điểm tâm lý. Các em nhanh nhạy, năng động và tự tin hơn trong nhiều hoạt động. Tuy nhiên điều này cũng làm cho các em lớn trước tuổi. Các em tò mò, hiểu biết đời sống tình dục quá sớm, nhưng lại nhận thức không đầy đủ và trọn vẹn. Sự gây thơ, trong sáng của các em dần biến mất, thay vào đó là dáng vẻ người lớn nhỏ tuổi được thể hiện qua hành động, cử chỉ và cách thức thỏa mãn nhu cầu. Các em nữ giờ đây không còn thích đọc các thể loại, sách báo ở lứa tuổi mình mà thích đọc truyện tình cảm, lãng mạn, còn các em nam thì thích chơi game, đọc sách đánh đấm…Bên cạnh đó, cơ chế cạnh tranh gay gắt của thành phố đã khiến nhiều phụ huynh lơ đễnh việc giáo dục đọc sách, học tập của con em mình, vì vậy đã dẫn đến nhiều hệ quả của tệ nạn xã hội tuổi vị thành niên những năm gần đây.

Bạn đọc thiếu nhi là đối tượng đặc biệt cần phục vụ trong hoạt động thư viện. Đối tượng này vừa là chủ thể của hoạt động đọc và sử dụng những tài liệu là sách báo thiếu nhi, vừa là khách hàng đặc biệt cần phải được quan tâm, chăm sóc và phục vụ trong thư viện.

28

Bạn đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là các em thiếu nhi thuộc 2 nhóm lứa tuổi: từ 6 – 11 tuổi (học sinh cấp 1) và từ 12 – 15 tuổi (học sinh cấp 2). Bên cạnh đó còn có các cán bộ, công nhân viên của Nhà Thiếu nhi thành phố, tuy nhiên đối tượng này còn khá ít và không thường xuyên nên phạm vi luận văn sẽ không đề cập đến.

Các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố vào những giờ rảnh rỗi, thường tập trung vào thứ 7 và chủ nhật. Đặc biệt tập trung cao điểm nhất vào dịp hè. Đây là khoảng thời gian các em không phải học chính khóa, áp lực trong việc học cũng được giảm bớt.

Hầu hết các em thiếu nhi đến thư viện đọc sách báo đều tham gia học tập tại các lớp năng khiếu hoặc sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội - nhóm của Nhà Thiếu nhi thành phố. Thời gian đọc thường là vào giờ trống giữa các môn năng khiếu, hoặc trước và sau giờ học năng khiếu trong khi chờ phụ huynh đến đón về nhà.

Theo thống kê từ năm 2007 đến tháng 4/ 2013 có 3.279 lượt thiếu nhi đến làm thẻ thư viện.

+ Bạn đọc phân theo lứa tuổi:

Nhi đồng ( 6 – 11 tuổi): 1.980 em chiếm tỷ lệ 60.4% Thiếu niên ( 12 – 15 tuổi): 1.299 em chiếm tỷ lệ 39.6% + Bạn đọc phân theo giới tính

Giới tính nữ: 2.322 em chiếm tỷ lệ 70.8% Giới tính nam: 957 em chiếm tỷ lệ 29.2%

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)