Đặc điểm các nhóm lứa tuổ

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 39)

* Độ tuổi nhi đồng (học sinh cấp 1 từ 6 – 11 tuổi)

Lứa tuổi nhi đồng tương đương học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi các em sẽ trở thành một học sinh thực thụ, là thời kỳ có những chuyển biến quan trọng trong sự phát triển của trẻ từ hoạt động vui chơi chuyển sang “hoạt

29

động học tập”. Hoạt động chủ đạo ở giai đoạn này là học tập nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức và kinh nghiệm xã hội. Ở lứa tuổi này, các em luôn khao khát được tìm hiểu và khám phá thế giới. Tuy nhiên, tư duy nhận thức của các em thường thông qua hình ảnh và quan sát những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Do đó, có thể nói khả năng trí tuệ và đời sống tình cảm của các em phụ thuộc rất lớn vào kết quả của hoạt động học tập cũng như những ảnh hưởng và tác động trong cuộc sống hàng ngày.

Song song với hoạt động học tập, các em còn xuất hiện các nhu cầu vui chơi, giải trí khác. Các em thích tiếp thu những hiểu biết và kỹ năng mới, cần cù và chăm chỉ, thích các hoạt động cạnh tranh và thích được khen ngợi. Tâm lý lứa tuổi này thường ôm ấp nhiều giấc mơ, bắt đầu thích kết bạn, rất hiếu động và trung tín. Vì vậy, cần tạo cho trẻ cơ hội hoạt động nhóm, tạo điều kiện để trẻ có được tình bạn tốt, và đặc biệt là làm quen với các khái niệm cụ thể trong cuộc sống.

Đời sống tình cảm của các em phát triển mạnh và chiếm ưu thế hơn so với hoạt động nhận thức. Vì vậy ở giai đoạn này, tâm lý của các em thường không ổn định. Các em dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình. Song cảm xúc này chưa bền vững, thường hay thay đổi, như dễ giận hờn, dễ quên, dễ khóc, dễ cười... Vì vậy để “giải phóng” tâm lý ức chế trong cảm xúc của trẻ, người ta thường lôi kéo trẻ quan tâm đến những vấn đề khác để trẻ quên đi những vấn đề của mình.

Đặc điểm của lứa tuổi này là thích bắt trước người khác. Trẻ luôn tin tưởng tuyệt đối vào người lớn, đặc biệt là thầy cô giáo của mình. Tuy nhiên, tính độc lập ở lứa tuổi này chưa cao, khả năng tập trung những vấn đề đòi hỏi tính nghiêm túc trong một thời gian dài còn hạn chế.

Đặc điểm tâm lý có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đọc sách của các em. Các em thiếu nhi ở lứa tuổi học sinh lớp 1 – lớp 2 là giai đoạn chuyển tiếp từ mẫu giáo lên lớp 1, là giai đoạn chuyển từ nghe đọc sang tự mình đọc

30

sách. Khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý của trẻ còn hạn chế, chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Ở thời kỳ này tư duy của các em còn khá non nớt, hứng thú của các em học sinh lớp 1 còn chưa được hình thành một cách rõ ràng. Tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan nên các em thích những sự vật, hiện tượng trực quan sinh động, những tranh ảnh có nhiều màu sắc gây sự chú ý và bắt mắt, do đó các em thường chọn sách qua hình vẽ hấp dẫn. Đây là thời kỳ khó khăn và quan trọng nhất để hình thành ở trẻ hứng thú và thói quen đọc sách. Đối với các em ở lứa tuổi học lớp 2 đã bước đầu có nhu cầu đọc sách. Hứng thú đọc của các em đã bước đầu được hình thành. Cho nên, điều quan trọng là người lớn phải thường xuyên tác động, hình thành thói quen đọc sách, khích lệ, động viên các em một cách nhẹ nhàng, giao tiếp mềm dẻo với các em. Sách giới thiệu cho các em phải làm cho các em yêu thích, để ngay từ đầu các em tin cậy ở người cán bộ thư viện, từ đó, trẻ sẽ dần dần thích nghi với môi trường và xã hội học tập. Điểm đặc biệt ở lứa tuổi này là trẻ lại ham thích đọc, có khả năng lớn trong việc cảm thụ và hiểu những tác phẩm văn học. Sách có nội dung thần tiên, biến hóa với hình ảnh đẹp, ít chữ thường được các em ở giai đoạn này yêu thích. Đó là những câu chuyện cổ tích với những chuẩn mực đạo đức rõ ràng: tốt – xấu, hiền hậu – độc ác, thật thà – gian dối gắn liền với những hình tượng cụ thể trong sách.

Các em học lớp 3 – lớp 4: ở lứa tuổi này vẫn còn tiếp thu sách bằng trực giác, nhưng đã hiểu được phần nào nội dung tư tưởng của sách và biết tỏ thái độ của mình đối với sách. Với khả năng ghi nhớ có chủ định được hình thành khá rõ nét (bên cạnh trí nhớ không chủ định vẫn song song tồn tại), trẻ bắt đầu phát triển tư duy, nắm bắt mối quan hệ của các khái niệm, biết nhận xét và suy luận sự vật, hiện tượng có trước, có sau. Thời kỳ này các em vẫn quan niệm đơn giản, ngây thơ về những cuốn sách mình đã đọc. Các em thích đọc sách văn học, thích đọc truyện tranh, truyện thiếu niên anh hùng, truyện lịch

31

sử, truyện cổ tích v..v… Tuy vậy, đối với học sinh lớp 4 thì đã có nhiều điểm khác với học sinh lớp 3, vì các em bắt đầu quan tâm tới quá khứ của đất nước, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng, một số thì thích đọc các sách về kỹ thuật vì các môn học tự nhiên và lịch sử ở lớp 4 đã bắt đầu có tác dụng khơi gợi những hứng thú mới cho các em. Trong việc đọc sách ở lứa tuổi này đã bắt đầu có những biểu hiện về sở thích khác nhau giữa nam và nữ. Quá trình đọc sách của các em còn bộc lộ những thiếu sót nhất định như: Có em đọc rất phiến diện, chỉ đọc truyện phiêu lưu mạo hiểm hoặc sách về chiến đấu; Có em thì đọc rất hời hợt, lướt qua những đoạn không hứng thú về nội dung, tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của sách. Cán bộ thư viện cần chú ý để có thể hướng dẫn và giúp đỡ các em.

Ở lớp 5, trí nhớ về ngôn ngữ của các em được phát huy. Nhờ ngôn ngữ các em có thể diễn đạt những tri thức ghi nhớ bằng lời nói và chữ viết, và đó là điều kiện để phát triển tư duy, trí tưởng tượng ở các em. Các em đã chú ý tới những sách báo có nội dung trừu tượng hơn và mang tính chất tổng hợp hơn như: sách bách khoa tri thức bằng hình ảnh, những chiến công của các nhân vật, tính chất lãng mạn của những cuộc phiêu lưu khám phá, những phát minh khoa học, cải tạo thiên nhiên – xã hội, và đã bắt đầu thích đọc những sách khoa học kĩ thuật phổ thông. Các em đã hiểu những gì đã đọc, tuy vẫn còn ngây thơ nhưng cũng đã thực tế hơn, biết phê phán và khen chê. Vì thế cán bộ thư viện cần tìm hiểu rõ những hứng thú để từ đó xây dựng và phát triển những hứng thú đọc lành mạnh, ngăn chặn hứng thú không lành mạnh ở các em.

Có thể nói, đối tượng nhóm tuổi từ 6 đến 11 tuổi chưa có năng lực tập trung cao, trí nhớ còn máy móc hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng và ước mơ. Ở giai đoạn này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, thầy cô và cán bộ thư viện trong việc hình thành và phát triển thói quen đọc lành mạnh cho các em.

32

* Độ tuổi thiếu niên (học sinh cấp 2 từ 12 – 15 tuổi)

Lứa tuổi thiếu niên tương đương độ tuổi học sinh trung học cơ sở. Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Hoạt động học tập và vui chơi nhóm bạn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách và trở thành nét chủ đạo trong đời sống của trẻ. Đây là giai đoạn bắt đầu có những sắc thái và sự phân hóa rõ nét về động cơ, tính chất hoạt động của nam và nữ.

Nội dung khái niệm học tập ở lứa tuổi này mở rộng hơn ở tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức với các mục đích khác nhau. Trẻ có sự ngưỡng mộ, sùng bái các giá trị đạo đức xã hội tích cực, song chưa có đủ trình độ và sự trải nhiệm để lúc nào cũng phân biệt được đúng sai. Do đó, hành vi của trẻ ở lứa tuổi này thể hiện khá đa dạng theo nhiều cách thức khác nhau.

Trẻ ở độ tuổi này biến đổi rất nhanh về tâm lý và sinh lý, với những biểu hiện mạnh mẽ , thiếu cân đối về cơ thể với sự xuất hiện , h́ình thành những phẩm chất mới về mặt trí tuệ, đạo đức. Trẻ bắt đầu tự ý thức về bản thân, các kiểu quan hệ với người lớn, bạn bè và bắt đầu thiết kế tương lai của mình bằng những ý định, mục đích, nhiệm vụ hoạt động …một cách độc lập.

Tuy nhiên sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này không đồng đều về mọi mặt. Trẻ có những biểu hiện song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”. Vì vậy, lứa tuổi này còn được phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau là: “tuổi lì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng, “tuổi bất trị”… Sự phức tạp trong tâm lý ở mỗi em trong giai đoạn này lại thể hiện một cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em. Những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau đó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển tính người lớn của các em.

33

Trẻ phát triển tính tự nhận thức và tự đánh giá, có khả năng tư duy trừu tượng, lập luận suy diễn, luôn ý thức rèn luyện những đặc tính của người lớn như: dũng cảm, độc lập, tự chủ. Quan hệ xã hội hướng ngoại ở lứa tuổi này thể hiện khá rõ nét. Trẻ rất coi trọng việc giao tiếp với người lớn, có nhu cầu chia sẻ những tâm tư tình cảm, thích trao đổi với bạn bè, người lớn về những vấn đề trong cuộc sống để tỏ ra mình cũng là người lớn. Do đó ở thiếu niên đã sớm hình thành một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục.

Có thể nói, những biến đổi tâm lý ở lứa tuổi này theo nhiều hướng khác nhau, nhưng đều có một tham số chung, đó là mong muốn trở thành “người lớn”. Sự biểu hiện tính người lớn khác nhau này đã hình thành những giá trị sống khác nhau, và đặc biệt là ảnh hưởng khá rõ nét tới hoạt động đọc sách của thiếu niên.

Học sinh lớp 6 – 7: Điểm nổi bật trong giai đoạn này là các em luôn khao khát chiếm vị trí độc tôn, nhu cầu hiểu biết về thế giới xung quanh rất cao, vượt ra khỏi phạm vi của gia đình. Do đó, các em có nhu cầu tìm hiểu mọi vấn đề về cuộc sống xã hội và đạo đức, thích thế giới mới lạ, các phát minh khoa học kỹ thuật mới, các tác phẩm văn học hiện đại …..Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nhu cầu đọc những sách truyện tranh, tranh truyện mang tính chất giải trí khá cao. Đồng thời ở lứa tuổi này giữa thiếu niên nam và thiếu niên nữ đã có sự khác biệt rõ nét trong yêu cầu về nội dung đọc, và bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu thông tin về đối phương cũng như kết bạn. Ví dụ như nam thiếu niên thì thích đọc sách về lĩnh vực khoa học kĩ thuật, quan tâm đến trinh thám, kiếm hiệp, nhưng nữ thì thích tìm hiểu về những vấn đề xã hội, đọc những sách về mỹ thuật, thêu thùa, cắm hoa và những sách có nội dung tình cảm bạn bè nhẹ nhàng...

Học sinh lớp 8 - 9: Đây là thời kỳ có thể coi là lứa tuổi quá độ giữa thiếu niên và thanh niên: các em đã có lòng tự trọng, rất muốn được coi là người

34

lớn, thích những hành động dũng cảm, tò mò và ham hiểu biết. Bên cạnh nhu cầu về sách truyện tranh, các em rất thích đọc sách của người lớn, sách về giới tính, tình cảm bạn bè, đặc biệt là những thông tin về các hiện tượng kỳ lạ trong thế giới, về thần tượng của bản thân mà chủ yếu là thần tượng âm nhạc, nghệ thuật. Các em tìm kiếm những khuôn mẫu lý tưởng về đạo đức, cách sống qua sách báo và bắt chước phong cách các thần tượng, đặc biệt là cách ăn mặc, giao tiếp. Giai đoạn này, các em thích đọc sách trên các phương tiện hiện đại vì qua đó các em có thể trao đổi những suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận của mình, đặc biệt là có nhiều tiện tích khác trong quá trình đọc sách trên mạng. Kỹ năng đọc sách trên mạng của các em khá nhanh, nhưng độ cảm thụ tri thức thì chưa toàn diện.

Ở lứa tuổi này các em luôn chứng tỏ mình đã trưởng thành, trình độ nhận thức đạo đức ở lứa tuổi này cao nhưng do môi trường sống, cách giáo dục từ gia đình, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nên phần nào cũng ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức, nhu cầu hứng thú của các em. Nhưng cũng không ít em rất chăm ngoan học hành, có định hướng nghề nghiệp từ rất sớm.

Mỗi giai đoạn lứa tuổi trẻ có nhu cầu lĩnh hội tri thức, đọc các loại sách báo khác nhau. Tuy nhiên, ở lứa tuổi thiếu nhi hoạt động học tập chiếm vị trí quan trọng. Đây cũng là giai đoạn các em hình thành và phát triển nhân cách mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Cán bộ thư viện phải hiểu và nắm bắt được tâm lý qua từng giai đoạn, lứa tuổi để có thể định hướng, tư vấn cho các em lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của các em, từ đó góp phần xây dựng và phát triển thói quen đọc, văn hóa đọc lành mạnh cho các em.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 39)