Hƣớng dẫn thiếu nhi lựa chọn sách

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 95 - 98)

Xã hội càng phát triển thì vai trò của sách, báo và thư viện càng trở nên quan trọng và cần thiết. Lê-nin đã từng nói: “Không có sách thì không có tri thức - không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản''. Sách là nơi lưu giữ những nguồn tri thức vô giá của nhân loại, là nơi giúp ta khám phá và mở mang sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Sách đối với thiếu nhi là phương tiện ban đầu hình thành ngôn ngữ, tình cảm, trí tưởng tượng giúp các em có khái niệm về thế giới xung quanh

Tuy nhiên, sách thiếu nhi chỉ phát huy tác dụng, góp phần phát triển nhân cách đúng đắn khi các em thiếu nhi biết lựa chọn sách, có kỹ năng đọc và phương pháp cảm thụ sách. Ngược lại, lựa chọn sách báo không phù hợp với lứa tuổi, năng lực cảm thụ và lĩnh hội tri thức trong sách kém sẽ làm ảnh hưởng đến nhân cách đang trưởng thành của các em. Vì vậy hướng dẫn đọc là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động thư viện thiếu nhi.

Hướng dẫn đọc sách cho thiếu nhi trong thư viện là quá trình sư phạm của cán bộ thư viện đối với bạn đọc nhằm hướng tới sự phát triển về đức, trí,

92

thể, mỹ thông qua việc hình thành tình yêu đối với sách, xây dựng nhu cầu đọc một cách có hệ thống ở trẻ, giáo dục văn hóa đọc, góp phần phát triển và đáp ứng hứng thú đọc của các em.

Tùy theo từng đối tượng bạn đọc mà phương pháp hướng dẫn đọc khác nhau: chẳng hạn thiếu nhi phát triển chậm về tư duy đòi hỏi cán bộ thư viện phải thật sự nhẹ nhàng và khéo léo lôi cuốn các em đọc sách, biết lựa chọn những cuốn sách nhằm cải tạo, phát triển khả năng ngôn ngữ, rèn luyện phản xạ trong ứng xử của các em. Đối với thiếu nhi thiếu tự tin, ngại tiếp xúc và thể hiện bản thân, cán bộ thư viện cần phải thường xuyên tiếp xúc để tạo sự gần gũi, gắn kết, từ đó đưa các em bước vào thế giới tuổi thơ với hình ảnh những anh hùng dũng cảm. Đồng thời thông qua việc lựa chọn tài liệu, cán bộ thư viện kích thích trí tưởng tượng, mong muốn của các em từ đó góp phần rèn luyện tính cách cho các em.

Sách báo dành cho thiếu nhi rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên không phải cuốn nào cũng phù hợp với các em. Từng lứa tuổi khác nhau lại có các nội dung và hình thức thể hiện phù hợp với đối tượng ấy. Giữa biển sách báo, thông tin, biết lựa chọn những sách, báo phù hợp, có giá trị đáp ứng thị hiếu, hứng thú đọc là một vấn đề quan trọng và cần thiết, nhưng lại không phải dễ dàng, đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi – đối tượng chưa có kinh nghiệm, phương pháp đọc sách và kỹ năng đọc sách đúng đắn, phù hợp.

Phương pháp chủ yếu trong hướng dẫn lựa chọn sách, báo là trao đổi, hướng dẫn sử dụng các công cụ tra cứu tìm thông tin, tài liệu. Đặc biệt là tổ chức các chương trình mạn đàm, thảo luận nhằm giúp các em nâng cao nhận thức, ý thức trong việc xác định được những tài liệu, trang web phù hợp với mình để tìm đọc cũng như truy cập ở trong cũng như ngoài thư viện.

Khi mới đến thư viện, nếu không được hướng dẫn chọn sách các em sẽ lúng túng không biết nên đọc sách gì, loại hình tài liệu nào. Cán bộ thư viện thiếu nhi cần tiếp cận, nắm bắt tâm lý, nhu cầu đọc, để chọn sách cho

93

thiếu nhi phù hợp, đặc biệt là lứa tuổi mới bắt đầu đọc và lứa tuổi teen, bởi đây là giai đoạn các em bắt đầu hình thành nhu cầu đọc và chịu nhiều tác động từ yếu tố môi trường, cần có sự định hướng hứng thú đọc lành mạnh. Muốn vậy, cán bộ thư viện phải chịu khó tìm hiểu tâm lý của các em, trao đổi tận tình với các em về khu vực sách báo phù hợp với mình, hướng dẫn các em tìm sách phù hợp với lứa tuổi của mình…Đặc biệt là vấn đề hướng dẫn các em sử dụng các phương tiện thư mục, danh mục để tìm sách trên giá, kệ…Thư viện cần lập kế hoạch đọc sách (mang tính bắt buộc) cho từng em thiếu nhi nhằm giúp các em thiếu nhi tận dụng thời gian, lĩnh hội và cảm thụ tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần phải khéo léo, tránh tình trạng làm các em có cảm giác bị áp đặt gò bó, làm giảm hứng thú đọc ở các em.

Để làm tốt công tác hướng dẫn đọc sách cho thiếu nhi, cán bộ thư viện cần hướng dẫn, giới thiệu cho các em đọc những tài liệu có giá trị thông tin cao, bồi dưỡng kỹ năng, tình cảm như: sách báo khoa học, văn học, lịch sử, những tài liệu góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng học các môn năng khiếu, kỹ năng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, kỹ năng sinh hoạt trại, kỹ năng thực hành xã hội, ứng xử trong giao tiếp học đường …Đồng thời cần tiến hành tổ chức hướng dẫn lựa chọn sách, thông tin tri thức trên mạng theo các công cụ tra cứu trong thư viện và dạy các em phương pháp định hướng trong vốn tài liệu và nguồn thông tin rộng lớn trên mạng Internet.

Trong xã hội hiện đại và phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, các em có nhiều loại hình giải trí khác nhau. Mỗi loại hình giải trí đều có những tác động riêng. Ở lứa tuổi của các em, hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Thư viện là nơi lưu giữ các giá trị, di sản văn hóa của dân tộc và thế giới cần khuyến khích các em đọc sách để lĩnh hội thông tin, tri thức của nhân loại.

94

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)