Định hƣớng nhu cầu đọc cho thiếu nh

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41 - 45)

Bạn đọc trẻ em là một đối tượng đặc biệt không giống như các đối tượng khác là chưa hình thành kỹ năng đọc, khả năng tư duy cũng như năng lực nhận thức còn thấp, khả năng phân biệt đúng sai còn chưa rõ ràng, rành mạch. Đặc biệt, ở lứa tuổi này, tâm lý của các em thường không ổn định, dễ thay đổi và chưa đủ chín chắn trong sự lựa chọn của mình. Tuy trẻ em ham thích đọc sách nhưng không phải lúc nào cũng biết nên đọc sách gì và đọc như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Các em lựa chọn sách thường theo hình thức hấp dẫn của sách, hay xuất phát từ sự tò mò, muốn khám phá cái mới, cái lạ. Rõ ràng các em như một trang giấy trắng, nếu chúng ta đổ mực nên sẽ tạo thành một “vết đen” trong nhận thức và tình cảm của các em. Vì vậy, đây là một đối tượng cần phải được định hướng nhu cầu đọc một cách phù hợp nhằm giúp các em nâng cao sự hiểu biết, phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ từ đó phát triển nhân cách một cách toàn diện.

Định hướng nhu cầu đọc là việc hướng dẫn các em đọc những tài liệu phù hợp, những tài liệu giàu tính biểu cảm, có ý nghĩa và giá trị. Đó là quá trình giáo dục kỹ năng đọc, phát triển nhu cầu đọc lành mạnh, điều chỉnh nhu cầu đọc lệch lạc và biến hoạt động đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu, thường xuyên, có ích cho cuộc sống của các em.

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn đứng sau Thủ đô Hà Nội, người dân thành phố rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh việc phát triển kiến thức văn hóa, các bậc phụ huynh còn tạo điều kiện để con em mình trau dồi và phát huy năng khiếu sở trường, giúp con phát triển toàn diện.

Tuy nhiên sống trong một thành phố hiện đại, tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, nhiều loại hình tài liệu và phương tiện truy cập tài liệu ra đời, các em không khỏi lúng túng và ngỡ ngàng trong việc chọn lựa tài liệu, cách thức giải trí và học tập khác nhau. Không phải em thiếu nhi nào cũng có thể lựa

38

chọn hình thức vui chơi, học tập phù hợp, lành mạnh, cũng không phải em nào cũng yêu thích đọc sách và biết cách rèn luyện phương pháp đọc sách, biết sử dụng sách một cách có hiệu quả. Vì vậy việc giáo dục trẻ đọc sách đúng cách, đúng loại sách ngay từ khi các em mới bắt đầu đọc là hết sức quan trọng góp phần phát triển tri thức và nhận thức của các em.

Thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố hầu hết đều có tinh thần học tập, nâng cao sự hiểu biết kỹ năng. Các em rất thích vào thư viện và tranh thủ mọi thời gian để có thể đến thư viện đọc sách. Tuy nhiên, các em thích khám phá và đọc tất cả những gì các em thích. Các em chưa có khả năng tổ chức việc đọc và thực hiện việc đọc một cách có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tâm lý và nhận thức của các em còn non nớt dễ bị tác động, ảnh hưởng lớn từ những người xung quanh, đặc biệt là các bậc cha mẹ, thầy cô, và những người thường xuyên tiếp xúc với chúng. Các em học tập nhiều môn học khác nhau, có nhiều hứng thú đọc, sở thích đọc khác nhau. Có những sở thích đọc, hứng thú đọc lành mạnh nhưng cũng có những húng thú và sở thích lệch lạc làm ảnh hưởng xấu đến tâm hồn của các em. Ở thời điểm ấu thơ, nếu trẻ được hướng dẫn, chỉ bảo tham gia các hoạt động thì chúng sẽ tự tin thể hiện năng lực nhận thức, khả năng tư duy cũng như kỹ năng của mình và ngược lại.

Trong lần đầu tiên đến thư viện, các em thường ngỡ ngàng, chưa hiểu nội quy cũng như cách thức chọn sách để đọc như thế nào, cách mượn trả sách báo ra sao…Vì vậy, là thư viện thiếu nhi đứng đầu trong hệ thống thư việc các nhà thiếu nhi của thành phố, thư viện phải giáo dục, định hướng các em chọn và đọc sách phù hợp, đồng thời cung câp đầy đủ tài liệu phục vụ nhu cầu học tập năng khiếu, bổ sung các kiến thức văn hóa, rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể, từ đó kích thích hứng thú đọc của các em. Đặc biệt, Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố cần phải hướng dẫn hoạt động đọc cho các em nhất là những em lần đầu tiên đến thư viện. Bởi những tác động ban đầu sẽ

39

ghi lại trong não các em, dần dần hình thành ở các em những suy nghĩ, thói quen và kỹ năng đọc.

Hướng dẫn đọc trong thư viện muốn có hiệu quả thì cán bộ thư viện phải tìm hiểu sự đa dạng trong tính cách của từng bạn đọc thiếu nhi, nghiên cứu hứng thú, yêu cầu, thiên hướng đọc…để có thể đưa ra nhiều biện pháp hướng dẫn đọc sách cho từng bạn đọc thiếu nhi. Đồng thời, thông qua hướng dẫn đọc, thư viện có thể giới thiệu những tài liệu phù hợp với từng em, tìm hiểu và phát huy những nhu cầu đọc lành mạnh, khéo léo điều chỉnh những nhu cầu đọc lệch lạc để cuối cùng xây dựng được thói quen đọc lành mạnh trong các em. Có thể nói, hướng dẫn các em đọc sách là yếu tố quan trọng, biến quá trình đọc thành quá trình rèn luyện và phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ, thẩm mỹ và đạo đức ở các em.

Bên cạnh việc định hướng, hướng dẫn nhu cầu đọc, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố phải có trách nhiệm giáo dục các em yêu thích đọc sách, biết các loại sách nên đọc và không nên đọc, biết tư thế đọc và đối xử với sách như thế nào để hình thành văn hóa đọc lành mạnh.

Nếu thư viện không giáo dục việc đọc sách cho các em mà sử dụng hình thức cấm đoán các em đọc những nội dung sách lệch lạc, không phù hợp với lứa tuổi hoặc phạt các em nếu các em đối xử không đúng đối với sách hay gây ra những tác động phản giáo dục thì thay vì làm các em yêu thích đọc sách, ngược lại các em ngày càng sợ đọc sách và dần dần sẽ không muốn đến thư viện nữa. Nhu cầu, hứng thú thích khám phá của các em đến một lúc nào đó sẽ trỗi dậy và các em sẽ tìm đến những loại sách báo không lành mạnh bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu mà không nhất thiết phải đến thư viện. Khi thư viện giáo dục đọc cho các em chính là dạy cho các em phương pháp, kỹ năng để các em ứng phó với việc đọc trong một xã hội thông tin rộng lớn. Đó là quá trình thư viện chữa cái gốc của cái cây để “cây” có đủ nhận thức, bản lĩnh, kỹ năng trong việc lĩnh hội thông tin, tri thức.

40

Định hướng nhu cầu đọc là hình thức góp phần xây dựng thói quen đọc, nâng cao kỹ năng tiếp thu, tập trung đọc sách, đặc biệt là góp phần tạo ra những ảnh hưởng lớn cho việc hình thành thói quen đọc đúng đắn phục vụ cho hoạt động học tập sau này. Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố phải phối hợp với nhà trường, thầy cô, nhà xuất bản để đưa ra các hình thức hướng dẫn và giáo dục đọc hấp dẫn, đặc biệt là vấn đề tạo ra những tác phẩm có hình thức hấp dẫn, nội dung hay, trong sáng phù hợp với các em nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo và năng lực học hỏi của các em, từ đó góp phần xây dựng thế hệ thiếu nhi phát triển toàn diện cho thành phố và đất nước trong tương lai.

41

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)