Nguồn khai thác tài liệu

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 64)

Bạn đọc thiếu nhi tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố khai thác thông tin ở nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả khảo sát, địa điểm được thiếu nhi khai thác thông tin nhiều nhất là Thư viện Nhà Thiếu nhi, trường học và nhà sách, bởi ở nhà có cha mẹ quản lý, ở trường và thư viện có các thầy cô hướng dẫn đọc sách. Đặc biệt khi đọc sách tại thư viện sẽ giúp trẻ có không gian yên tĩnh, tập trung với đầy đủ các loại sách báo khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi giúp quá trình đọc trở nên hiệu quả, hình thành thói quen đọc, kích thích nhu cầu đọc của các em. Đồng thời, có thể giải quyết thời gian rảnh rỗi giữa các giờ học các môn năng khiếu của các em.

Đa số các em sử dụng tài liệu do bố mẹ mua, chiếm 71.8%. Tuy nhiên việc đọc tài liệu trên mạng cũng chiếm một số lượng lớn (48.2%). Lứa tuổi học sinh cấp 1, còn phụ thuộc vào cha mẹ, không tự đến thư viện, đi nhà sách

58

đọc sách hay mua sách, phần lớn các em sử dụng tài liệu bố mẹ mua tặng là chủ yếu (chiếm 88.9%). Bên cạnh đó, các em cũng sử dụng tài liệu thư viện (các em sử dụng tài liệu Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố: 30.2%, thư viện trường 33.3%). Tuy nhiên, ở học sinh cấp 2, các em bắt đầu có sự thay đổi, có thể tự đến thư viện (23.4%), đi nhà sách (42.6%), mua sách và mượn sách từ bạn bè, thậm chí có thể tự truy cập Internet đọc những tài liệu mà các em yêu thích (74.5%). (xem bảng 2.12)

Bảng 2.12 : Nhu cầu khai thác thông tin theo nguồn gốc khai thác tài liệu

(phân theo lứa tuổi)

Địa điểm khai thác Số phiếu trả lời

Lứa tuổi

Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt

Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100

Nhà sách 29 26.4 9 14.3 20 42.6

Thư viện Nhà Thiếu nhi 30 27.3 19 30.2 11 23.4

Thư viện trường 37 33.6 21 33.3 16 34

Đọc trên mạng Internet 53 48.2 18 28.6 35 74.5

Bố mẹ mua tặng 79 71.8 56 88.9 23 48.9

Tự mua 21 19.1 8 12.7 13 27.7

Mượn bạn bè 17 15.5 4 6.3 13 27.7

Tuy nhiên việc tự lập và chủ động khai thác thông tin ở các em còn hạn chế, phụ thuộc vào gia đình, thầy cô, điều kiện cơ sở vật chất….cần có sự khuyến khích, định hướng và hướng dẫn của người lớn.

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu khai thác thông tin qua nguồn thông tin hiện đại, khá phổ biến này của bạn đọc thiếu nhi tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố, chúng ta hãy theo dõi số liệu khảo sát về địa điểm truy cập cũng như mục đích truy cập Internet của thiếu nhi. Kết quả như sau:

59

Bảng 2.13: Địa điểm truy cập Internet (phân theo lứa tuổi)

Địa điểm truy cập mạng

Số phiếu trả lời Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Ở nhà 82 74.5 47 74.6 35 74.5 Thư viện 35 31.8 25 39.7 10 21.3 Quán Internet 2 1.8 0 0 2 4.3

Theo thống kê số liệu (bảng số 2.13) thì bạn đọc thiếu nhi truy cập Internet ở nhà là chủ yếu (chiếm 74.5%), sau đó là đến thư viện (31.8%). Tính theo độ tuổi của trẻ thì cấp 1 chủ yếu truy cập Internet ở nhà (74.6%), cấp 2 thì ngoài ở nhà (74.5%) các em còn đến thư viện (21.3%), quán Internet (4.3%). Điều đó khẳng định, các bậc phụ huynh rất quan tâm, quản lý chặt con em của mình trong việc sử dụng Internet, bởi họ nhận thức rõ được tác hại của nó đối với sức khỏe (mắt), cũng như tâm lý, lứa tuổi của các em..

Đa số các em truy cập Internet nhằm mục đích giải trí (nghe nhạc, xem phim, chơi game…), chiếm 62.7%. Kết bạn trên các mạng xã hội như facebook, me.zing cũng là nhu cầu rất lớn ở các em học sinh cấp 2, chiếm 87.2%. (xem bảng 2.9)

Một số địa chỉ các em thường xuyên truy cập là: https://www.facebook.com/ (kết bạn)

me.zing.vn (mạng xã hội giải trí)

http://www.youtube.com/ (xem phim, nghe nhạc) http://www.doctruyen360.com (đọc truyện) http://lmvn.com (đọc truyện)

http://truyen186.com/ (đọc truyện) http://ww.etruyen.com (đọc truyện)

60

http://vnthuquan.net (đọc truyện) http://dethi.violet.vn/ (học tập) http://violympic.vn/ (đề thi olympic) ………. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung mức độ sử dụng Internet tăng theo độ tuổi. Độ tuổi cấp 2 nhu cầu truy cập Internet rất lớn và đa dạng. Không chỉ phục vụ hoạt động học tập mà còn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của các em.

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 64)