Nhu cầu về nội dung tài liệu

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45)

Lứa tuổi thiếu nhi – một giai đoạn phát triển với nhiều đặc tính tâm lý khác nhau. Nhu cầu đọc sách - báo ở đối tượng này mới bắt đầu được hình thành. Nếu nhu cầu đọc được thỏa mãn sẽ làm tăng tính tích cực ở trẻ, và ngược lại sẽ làm nảy sinh các cảm xúc âm tính, là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tiêu cực, thậm chí lệch lạc về nhân cách và bệnh hoạn về tinh thần.

Việc lựa chọn những nội dung đọc, chủ đề đọc thể hiện xu hướng của thiếu nhi, thái độ của các em đối với việc đọc như là một trách nhiệm của bản thân. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hoạt động của các em.

Bảng 2.1: Nhu cầu đọc sách của thiếu nhi theo chủ đề

Chủ đề

Số phiếu trả lời

Giới tính Lứa tuổi

Nam Nữ HS cấp 1 HS cấp 2 SL %tsp SL %ptt SL %ptt SL % ptt SL % ptt Tổng số phiếu 110 100 32 100 78 100 63 100 47 100 Thần thoại, cổ tích 83 75.5 15 46.9 68 87.2 55 87.3 28 59.6 Trinh thám -võ hiệp 75 68.2 25 78.1 50 64.1 41 65.1 34 72.3 Danh nhân 46 41.8 14 43.8 32 41.0 15 20.8 31 65.9 Lịch sử 43 39.0 10 31.2 33 42.3 19 30.1 24 51.0 Tình bạn 39 35.4 11 34.4 28 35.9 18 28.6 21 44.7 Tình yêu 37 33.6 7 21.9 30 38.5 10 15.9 27 57.4 KH viễn tưởng 35 31.8 17 53.1 18 23.0 19 30.1 16 34.0 Chủ đề khác 32 29.1 21 65.6 11 14.1 9 14.3 23 49.0

42 Thể loại Truyện ngắn 33 30.0 7 21.9 26 33.3 15 23.8 18 38.3 Truyện vừa 26 23.6 6 18.8 20 25.6 8 12.8 18 38.3 Truyện dài 15 13.6 2 6.3 13 16.7 1 1.6 14 29.8 Truyện tranh 100 90.9 30 93.8 70 89.7 59 93.7 41 87.2 Thơ 16 14.5 1 3.1 15 19.2 2 3.2 14 29.8 Tiểu thuyết 48 43.6 5 15.6 43 55.1 10 15.9 38 80.9 Với những đặc tính tâm sinh lý lứa tuổi cộng với sở thích của các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố, chúng ta có thể thấy nhu cầu về nội dung tài liệu mà các em quan tâm.

Lứa tuổi thiếu nhi, đặc biệt là học sinh cấp 1 đang bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách. Tư duy chủ yếu thông qua hình ảnh nên các em thường có trí tưởng tượng bay bổng, giàu cảm xúc, dễ rung động trước những hình ảnh trực quan, cụ thể. Truyện thần thoại - cổ tích thể hiện với hình vẽ đẹp mắt, nội dung trong sáng, thể hiện ước mơ, mong muốn cái thiện luôn chiến thắng cái ác đã lôi cuốn sự chú ý của các em, với tỷ lệ thích đọc chủ đề này cao nhất chiếm 75.5%.

Kế đến là các truyện trinh thám - võ hiệp chiếm 68.2%, vì bản tính thích hiếu động, thích khám phá cái mới, cái lạ; thích phiêu lưu, mạo hiểm cộng với điều kiện vật chất đầy đủ, các em có nhiều cơ hội thưởng thức các chương trình giải trí, phim ảnh với những đòn biểu diễn võ thuật hồi hộp, hấp dẫn đã phần nào thu hút và lôi cuốn các em thích đọc thể loại sách báo này.

Bên cạnh yêu thích các nhân vật trong truyện cổ tích, thần thoại như Tấm cám, Bạch Tuyết, Lọ Lem,… các em còn có nhu cầu đọc các tác phẩm về danh nhân thế giới, những nhân vật đã có những chiến công to lớn trong lịch sử, những câu chuyện về cuộc đời hoạt động khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… qua các tác phẩm: Who, Danh nhân thế giới… Qua đó các em hiểu cuộc sống, quá trình hoạt động để trở thành

43

những nhân vật nổi tiếng. Đồng thời qua sách các em khám phá hoàn cảnh lịch sử, vùng đất đã tạo nên những con người đặc biệt ấy. Chủ đề danh nhân, lịch sử thu hút đông đảo thiếu nhi đọc: trong đó, danh nhân chiếm 41.8% và lịch sử là 39.0%.

Nhu cầu giao lưu bạn bè ngày càng phát triển ở lứa tuổi thiếu nhi nên chủ đề này cũng được các em thiếu nhi quan tâm, đặc biệt là tình cảm bạn bè, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau thể hiện thông qua các tác phẩm như: Tâm hồn cao thượng, Cô tiên xanh, Thần đồng đất việt, những tác phẩm về mối quan hệ giữa các loài vật trong tự nhiên… Tỷ lệ các em quan tâm đến chủ đề này cũng khá cao, chiếm 35.4%.

Ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu quan tâm tới chủ đề về tình yêu (đó là tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, yêu thương loài vật…) chiếm tỷ lệ 33.6%. Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế của thành phố, điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ, thông tin và phương tiện truyền thông phát triển mạnh, các em thiếu nhi ở giai đoạn cuối học sinh cấp 1 bắt đầu thích đọc những cuốn sách về giới tính, tìm hiểu sự khác biệt giữa nam và nữ, đồng thời cũng bắt đầu nảy sinh những tình cảm thích thú đối với bạn khác giới.

Mặc dù chủ đề khoa học viễn tưởng sẽ giúp cho các em có khả năng tư duy sáng tạo, nuôi dưỡng và phát triển những ước mơ, hoài bão khoa học song nó chỉ mới được hình thành ở lứa tuổi này (chiếm 31.8%). Tỷ lệ các em thiếu nhi có nhu cầu về sách khoa học còn quá khiêm tốn. Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp, các em cho rằng “sách khoa học viễn tưởng quá ít”, điều này cho thấy các em vẫn có nhu cầu nhưng cán bộ thư viện chưa bổ sung sách theo nhu cầu của các em. Cuối cùng là các chủ đề khác, chiếm 29.1%.

Về thể loại, tỷ lệ các em đọc truyện tranh khá cao chiếm 90.9%, trong khi các thể loại khác thì quá ít. Học sinh cấp 1 rất thích đọc truyện tranh (chiếm 93.7%), bởi ngôn ngữ ngắn gọn, hình ảnh minh họa trực quan, sinh

44

động với nhiều màu sắc tươi vui, tình tiết diễn biến trong truyện nhanh giúp các em dễ dàng hiểu câu chuyện.

Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, thơ ca, tiểu thuyết cũng được các em quan tâm, tỷ lệ này khá thấp, đặc biệt là các em học sinh ở lứa tuổi cấp 1. Bởi đặc điểm tâm lý chưa có sự tập trung cao, kiến thức cũng như hiểu biết cuộc sống còn đơn giản, chưa có khả năng lĩnh hội và cảm thụ những tác phẩm nhiều chữ, có nội dung chuyên sâu, trừu tượng với nhiều hàm súc và tính biểu cảm cao. (xem bảng 2.1)

Tuy nhiên, ở học sinh cấp 2 – giai đoạn của độ tuổi thiếu niên, các em có sự phân hóa về nhu cầu, cùng với sự biến đổi mất cân bằng của cấu trúc tâm lý và hoạt động thần kinh, các em có những hứng thú, hưng phấn khác nhau trong quá trình hoạt động, nên hình thành những thị hiếu, xu hướng đọc khác nhau.

Các em đọc sách với nhiều chủ đề khác nhau (do đặc điểm về sự đa dạng các môn học và đặc điểm tâm sinh lý…), song khoảng cách về nhu cầu đọc theo các chủ đề không có sự tách biệt rõ rệt như ở lứa tuổi học sinh cấp 1. Các em học sinh cấp 2 tập trung chủ yếu vào tác phẩm trinh thám – võ hiệp (72.3%), tình yêu (57.4%). danh nhân (65.9%), lịch sử (51.0%), tình bạn (44.7%). Những bạn nam thích trinh thám – võ hiệp, danh nhân, khoa học viễn tưởng, không thích những truyện ướt át, tình cảm, còn các bạn nữ thích truyện thần thoại - cổ tích, lịch sử, tình yêu, tình bạn... Tuy nhiên nhu cầu về truyện thần thoại - cổ tích vẫn chiếm tỷ lệ cao ở lứa tuổi này, vì các em vẫn tư duy bằng hình ảnh, nhu cầu giải trí sau những giờ học tập mệt mỏi khá cao. (xem bảng 2.1)

Về thể loại, ở lứa tuổi học sinh cấp 2 các em thiếu nhi vẫn yêu thích truyện tranh, chiếm tỷ lệ 87.2%. Đồng thời, với vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống cùng với việc tích lũy được vốn từ vựng nhất định, các em đã bắt đầu phát triển khả năng sáng tạo và tư duy. Các em rất thích đọc thể loại truyện

45

ngắn (38.3%), truyện vừa (38.3%), truyện dài (29.8%) mang tính phiêu lưu mạo hiểm, hoặc những chủ đề về học trò, thầy cô, bạn bè (như tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh…), nhưng chủ yếu là các bạn nữ. Đặc biệt các em đã hiểu những hàm súc, tính biểu cảm trong thơ ca và có khả năng phân tích thơ. Tuy nhiên chỉ có một số ít các bạn nữ thích thơ, còn hầu như các em thiếu nhi lứa tuổi này đều không thích cảm nhận thơ ca mà chỉ thích đọc truyện. Các em thích đọc thơ chiếm 29.8%.

Giai đoạn này, nhiều bạn có tâm lý phát triển sớm thường thích đọc tiểu thuyết, với tình tiết câu chuyện hấp dẫn, thú vị về tình cảm học trò tuổi mới lớn, thiên sử tình yêu lãng mạn, trong sáng với ước mong trở thành những công chúa, hoàng tử thời hiện đại. Tỷ lệ các em đọc tiểu thuyết khá cao (chiếm 80.9%), nhưng chủ yếu là các bạn nữ.

Các em thiếu nhi ở lứa tuổi này có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học khá cao, đặc biệt là các bạn nữ. Không dừng lại ở việc ghi nhớ nội dung câu chuyện, tác giả cuốn sách mà các em còn hiểu được hàm ý sâu xa trong tác phẩm, đồng cảm và chia sẻ với nhân vật trong tác phẩm, từ đó ghi lại những cảm nhận, nhận xét hoặc hành động theo nhân vật trong tác phẩm.

Bảng 2.2: Hành động của thiếu nhi sau khi đọc xong một cuốn sách

(phân theo lứa tuổi)

Hành động của thiếu nhi sau khi đọc xong một cuốn sách

Số phiếu Trả lời Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi lại những cảm xúc về cuốn sách 10 9.1 2 3.2 8 17.0

Ghi chép lại đoạn văn thích nhất 3 2.7 0 0 3 6.4

Kể lại cho bạn bè, người thân 22 20.0 17 27.0 5 10.6

Không làm gì 67 60.9 43 68.2 24 51.1

46

Theo kết quả khảo sát, đa số các em không chú ý đến việc ghi nhận xét hay cảm nhận về cuốn sách đã đọc. Chỉ một số ít các em lứa tuổi học sinh cấp 2 thường ghi lại những cảm xúc khi đọc xong một cuốn sách (chiếm 17.0%). (xem bảng 2.2). Vì vậy, để giúp các em cảm nhận sâu sắc tác phẩm, thư viện cần phối hợp với gia đình, thầy cô hướng dẫn các em ghi nhận xét hay cảm nhận về tác phẩm các em đã đọc.

Lứa tuổi thiếu nhi với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Đây là hoạt động chiếm nhiều thời gian, công sức của các em. Không chỉ học văn hóa ở trường, các em ở thành phố còn có điều kiện học tập, phát huy các môn năng khiếu tại nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa. Việc này có tác động rất lớn đến nhu cầu, hứng thú đọc của các em thiếu nhi tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.

Hầu hết các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố đều rất thích học toán - môn học đứng đầu, chiếm vị trí quan trọng của các cấp học trong nhà trường. Tỷ lệ các em thiếu nhi thích học môn toán khá cao (79.1%). Sau môn toán là môn văn (70.9%) và môn ngoại ngữ (68.2%) (xem bảng 2.3).

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện giúp các em có cơ hội tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại. Nhu cầu học tin học để trang bị các kỹ năng giúp các em ngày một mở rộng cánh cửa tri thức (chiếm 57.3%). Đồng thời với cơ chế kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Các em ngày một quan tâm hơn đến việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất của mình: 54.5% các em yêu thích môn thể dục. Đối với học sinh cấp 2 các em đã học bộ môn vật lý, địa lý và hóa học nên nhu cầu đọc sách tham khảo cũng tăng đáng kể chiếm 37.3%, 33.6%, 29.1% (xem bảng 2.3).

47

Bảng 2.3: Môn học các em yêu thích (chia theo giới tính và lứa tuổi)

Môn học

Số phiếu trả lời

Giới tính Lứa tuổi

Nam Nữ HS cấp 1 HS cấp 2 SL %tsp SL %ptt Sl %ptt SL % SL %

Tổng số phiếu 110 100 32 100 78 100 63 100 47 100

Toán 87 79.1 25 78.1 62 79.5 52 82.5 35 74.4 Văn/ Tiếng Việt 78 70.9 22 68.8 56 71.8 46 73.0 32 68.1 Ngoại ngữ 75 68.2 20 62.5 55 70.5 42 66.6 33 70.2 Tin học 63 57.3 24 75 39 50.0 29 46 34 72.3 Thể dục 60 54.5 26 81.2 34 43.5 28 44.4 32 68.1 Nhạc – Họa 58 52.7 14 43.8 44 56.4 39 61.9 19 40.4 Lịch sử 47 42.7 12 37.5 35 44.9 22 34.9 25 53.2 Vật lý 41 37.3 24 75.0 17 21.7 12 19.0 29 61.7 Địa lý 37 33.6 20 62.5 17 21.7 15 23.8 22 68.0 Hóa học 32 29.1 17 53.1 15 19.2 8 12.6 24 51.0 Sinh vật 30 27.3 10 31.3 20 25.6 5 7.9 25 53.2 Giáo dục CD 28 25.4 5 15.6 21 26.9 16 25.4 12 25.5 Tự nhiên – XH 25 23.0 8 25.0 17 21.8 16 25.3 9 19.1 Kỹ thuật 19 17.3 12 37.5 7 8.9 5 7.9 14 29.7 Môn học khác 1 0.9 1 3.1 0 0 0 0 1 2.1

Hứng thú học tập của các em cũng bị chị phối mạnh mẽ bởi đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh cấp 1 rất yêu thích học môn Toán (82.5%) và môn Văn (73.0%). Ngược lại, các em học sinh cấp 2 có hứng thú học dàn trải hơn, không tập trung như các em cấp 1. Các em cũng yêu thích môn Toán (74.4%), môn Văn (68.1%), môn Ngoại ngữ (70.2%) nhưng bắt đầu bị hấp dẫn bởi các môn học khác.

Đặc điểm về giới tính ở học sinh cấp 1 và cấp 2 cũng có ảnh hưởng tới hứng thú học tập của các em. Các em nam thích học toán, thể dục, tin học, vật

48

lý, hóa học, kỹ thuật, ..còn các em nữ thích học môn văn, nhạc, họa, sử, tự nhiên – xã hội, giáo dục công dân… (xem bảng 2.3).

Bảng 2.4: Các hoạt động học tập, sinh hoạt của thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố (chia theo giới tính và lứa tuổi)

Lĩnh vực hoạt động

Số phiếu trả lời

Giới tính Lứa tuổi

Nam Nữ HS cấp 1 HS cấp 2 SL %tsp SL %ptt Sl %ptt SL % SL % Tổng số phiếu 110 100 32 100 78 100 63 100 47 100 Ca – múa –nhạc 76 69.1 14 43.8 62 79.5 59 93.7 17 36.2 Thể thao 69 62.7 25 78.1 44 56.4 46 73.0 23 48.9 Khéo tay 57 51.8 5 15.6 52 66.7 34 54.0 23 48.9 Hội Họa 47 42.7 10 31.2 37 47.4 35 55.6 12 25.5 Ngoại ngữ 45 40.9 11 34.4 34 43.6 33 52.4 12 25.5

Kỹ năng Đội viên 38 34.5 10 31.2 28 35.9 14 22.2 24 51.1 Lĩnh vực sáng tạo

khoa học, kỹ thuật 24 21.8 18 56.3 6 7.7 4 6.3 20 42.6 Vui chơi và tham gia

lĩnh vực khác 19 17.3 9 28.1 10 12.8 15 23.8 4 8.5

Ngoài hoạt động học tập ở trường, việc đến học tập các môn năng khiếu, tham gia sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong Nhà Thiếu nhi thành phố cũng có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú, nhu cầu đọc của các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy, nhu cầu học tập, sinh hoạt trong các lớp, câu lạc bộ, đội - nhóm ca – múa - nhạc được nhiều phụ huynh và thiếu nhi quan tâm (69.1%). Sau lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật là thể dục thể thao với các môn võ tự vệ, môn thể thao rèn luyện sức khỏe (bóng rổ, bóng đá, thể dục nhịp điệu). Ở lĩnh vực thể thao có tới 62.7% thiếu nhi tham gia học tập, sinh hoạt trong các lớp học, câu lạc bộ, đội - nhóm của Nhà Thiếu nhi thành phố. Điều này chứng tỏ hiện nay các em không những quan tâm đến phát triển trí tuệ, năng khiếu, sở

49

trường mà còn quan tâm rèn luyện thể lực để phát triển một cách cân đối và toàn diện.

Lĩnh vực hội họa cũng như ngoại ngữ cũng được các em và quý vị phụ huynh quan tâm. Không chỉ học giỏi, hát hay, các em còn nâng cao khả năng thẩm mỹ, mở rộng mối quan hệ giao tiếp, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ để có thể

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45)