Thời gian dành để khai thác và sử dụng tài liệu

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Để đọc sách có hiệu quả thì phải có nhu cầu và hứng thú đọc sách. Khi đã có nhu cầu hoặc hứng thú thưởng thức một tác phẩm nào đó nhưng không có thời gian để đọc thì mãi mãi hứng thú và nhu cầu đó không thể được thỏa mãn trọn vẹn. Trong những năm gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt, từ chính trị đến kinh tế, xã hội. Nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và con người trở nên năng động hơn. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển có mức sống cao, nhiều phương tiện giải trí hiện đại với nhiều hoạt động giải trí phong phú khác nhau…. Đồng thời với xu thế toàn xã hội quan tâm đến hoạt động giáo dục, các em thiếu nhi hiện nay ngày càng trở nên bận rộn với áp lực học quá tải, áp lực phải trở thành con ngoan, trò giỏi. Do đó “cái gì cũng phải học, cái gì cũng phải biết ” nên thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của các em còn hạn chế hơn thế hệ thiếu nhi ngày xưa. Tuy nhiên theo kết quả điều tra, ta thấy rõ thời gian các em dành cho việc đọc sách cũng chiếm tỷ lệ khá cao (52.7%), sau đó là thời gian chơi game (40.9%), xem tivi (33.6%) và giúp đỡ gia đình (29.1%). Điều đó chứng tỏ đọc sách đã trở thành một thói quen của đa số các em. (xem bảng 2.10)

Với đặc điểm tâm lý còn nhỏ, ba mẹ không nhờ sự giúp đỡ của con cái trong công việc nhà, cộng với việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của trẻ ở bậc tiểu học nên học sinh cấp 1 có nhiều thời gian rảnh dành cho việc đọc sách (63.5%) hơn học sinh cấp 2 (38.3%). (xem bảng 2.10)

56

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của các em thiếu nhi.

(phân theo lứa tuổi)

Dùng thời gian rỗi Số phiếu trả lời

Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Đọc sách 58 52.7 40 63.5 18 38.3 Giúp đỡ gia đình 32 29.1 11 17.5 21 44.7 Đi du lịch 4 3.6 2 3.2 2 4.3 Chơi game 45 40.9 23 36.5 22 46.8 Xem tivi 37 33.6 25 39.7 12 25.5 Làm việc khác 16 14.5 6 9.5 10 21.3

Các em đến thư viện đọc sách do sự tác động từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, do các em tự thích và có nhu cầu nên mới tới thư viện, điều này chứng tỏ các em đã có sở thích rõ ràng, biết mình có nhu cầu cần gì.

Bảng 2.11: Thời gian đọc tài liệu tại Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố

(phân theo lứa tuổi)

Thời gian đọc sách Số phiếu trả lời

Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Dưới 30 phút 44 40.0 34 54.0 10 21.3 Trên 30 phút 40 36.4 20 31.7 20 42.5 Hơn 1 tiếng 26 23.6 9 14.3 17 36.2

Với những điều kiện của thư viện về cơ sở vật chất (hệ thống máy lạnh, quạt…), nguồn lực thông tin cập nhật thường xuyên, thời gian đọc sách của các em thiếu nhi vẫn còn ít (dưới 30 phút chiếm 54.0% ở học sinh cấp 1 và 21.3% ở học sinh cấp 2). Nhưng ở học sinh cấp 2, các em đọc sách trên

57

khoảng 30 phút chiếm 42.5%. Khoảng thời gian thiếu nhi đến đọc sách trên 1 tiếng còn khá ít, chỉ chiếm 23.6% (xem bảng 2.11). Đây cũng là do đặc thù của thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố: Các em tranh thủ thời gian rảnh rỗi trước, giữa và sau giờ học của môn năng khiếu để vào thư viện đọc sách; Lịch mở cửa của thư viện chỉ phục vụ trong giờ hành chánh từ thứ 3 đến chủ nhật, lại không tổ chức phục vụ ngoài giờ nên không thu hút thiếu nhi đến thư viện và hình thành thói quen đọc, phong trào đọc cho thiếu nhi.

Bên cạnh đó, các em thiếu nhi thành phố chủ yếu, tham gia các chương trình học tập, vui chơi, giải trí tại Nhà Thiếu nhi thành phố đều lệ thuộc vào thời gian biểu, nghề nghiệp của phụ huynh. Nếu phụ huynh làm nội trợ trong gia đình hoặc buôn bán thì sẽ có nhiều thời gian chở con em mình đi tham gia các hoạt động lớp năng khiếu cũng như đến đọc sách tại thư viện, và ngược lại phụ huynh là công chức nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, ... sẽ ít có thời gian chở con đến thư viện đọc sách.

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)