Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)

2.4.1 Điểm mạnh

* Nhu cầu đọc của thiếu nhi tƣơng đối lớn, khá đa dạng

Sống trong một thành phố lớn, năng động cộng với sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Thiếu nhi được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau: học tập văn hóa, học tập năng khiếu, phát triển kỹ năng, sinh hoạt đội nhóm sở thích…Quá trình này đã tác động, ảnh hưởng đến nhu cầu, thị hiếu đọc sách báo của các em thiếu nhi.

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu đọc sách báo rất lớn. Các em đọc nhiều thể loại khác nhau và trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Phong trào đọc sách phát triển mạnh mẽ cùng với sự quan tâm của gia đình đã góp phần giúp cho hoạt động đọc sách của các em trở thành thói quen hàng ngày.

Nhu cầu đọc sách - báo của các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi thành phố khá cao. Các em thiếu nhi không chỉ quan tâm đến tài liệu dạng giấy mà còn

74

chuyển sang những tài liệu điện tử với nhiều thể loại khác nhau như: thần thoại – cổ tích, trinh thám – võ hiệp, lịch sử, khoa học, văn học, địa lý, nhạc – họa ….Theo số lượng thống kê hàng năm, thư viện thu hút khoảng 7.543 lượt thiếu nhi đến đọc và mượn tài liệu tại thư viện, trong đó số lượng học sinh cấp 1 nhiều hơn số lượng học sinh cấp 2. Tuy nhiên, nhìn ở mặt tổng thể con số này tuy lớn nhưng so với số lượt thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố hàng năm thì lại quá ít.

* Nhu cầu gắn với động cơ học tập

Con người sống và tồn tại thường có nhiều động cơ khác nhau. Động cơ là nhân tố thúc con người hoạt động để đáp ứng nhu cầu, hay nói cách khác động cơ là nguồn gốc làm nảy sinh nhu cầu.

Ở lứa tuổi thiếu nhi, hoạt động học tập được xem là hoạt động chủ đạo, chi phối toàn bộ quá trình phát triển nhân cách của các em. Lứa tuổi này động cơ học tập của các em thể hiện khá rõ thông qua ham muốn thích đọc sách – báo, mong muốn chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo … để có thể đạt kết quả cao và nhận được sự khen ngợi của cha mẹ, thầy cô giáo.

Thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh là các em học sinh rất quan tâm đến việc học, các em không những học tập tốt ở trường mà còn tham gia học tập các môn năng khiếu ở Nhà Thiếu nhi thành phố. Việc học tập của các em ở trường luôn đòi hỏi các em phải tự giác học, tự nâng cao hiểu biết của mình thông qua việc đọc. Vì vậy hầu hết các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố đều là những em đọc nhiều và có kết quả học tập tốt.

Ở các em có động cơ học tập đúng đắn, học để nâng cao sự hiểu biết thì thường đọc những tài liệu như truyện thần thoại, cổ tích, danh nhân, lịch sử, khoa học.... và tìm mọi cách để có thể đọc, thậm chí đọc đi đọc lại những tài liệu mà các em thích. Ngược lại những em xác định động cơ học tập chưa sâu thường hời hợt trong việc đọc. Các bạn đọc truyện mang tính chất giải trí là

75

chủ yếu, phương pháp thường là đọc qua loa những chỗ các em không thích và ít khi đọc đi đọc lại một tài liệu.

Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành nhu cầu đọc lành mạnh cho học sinh, cán bộ thư viện cần làm cho việc đọc của học sinh trở thành nhu cầu không thể thiếu thông qua việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức, tổ chức các sân chơi trắc nghiệm những kiến thức, qua đó cung cấp, bổ sung thông tin, tri thức mới cho các em, đồng thời kích thích hứng thú học tập, khơi gợi nhu cầu đọc để lĩnh hội thông tin tri thức một cách hệ thống, hiệu quả. Đặc biệt là vấn đề xây dựng động cơ đúng đắn đi cùng với hứng thú, nhu cầu đọc lành mạnh, bền vững thì các em thiếu nhi mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.

* Tập quán khai thác thông tin trên mạng Internet bắt đầu đƣợc hình thành.

Trong xu hướng toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, nhiều loại hình dịch vụ truyền thông ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Một trong những dịch vụ thông tin hàng đầu được nhiều người sử dụng hiện nay là Internet.

Internet ra đời được xem như là một công cụ hữu dụng, nơi con người có thể tìm thấy mọi câu trả lời và bình đẳng khai thác thông tin phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi, giải chí.

Trong một xã hội hiện đại, văn minh và phát triển như ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu khai thác thông tin phục vụ cuộc sống, đáp ứng việc học tập, lao động, sản xuất và giải trí hàng ngày khá cao. Xu hướng phát triển nhu cầu này đang dần mở rộng, không chỉ dừng lại ở đối tượng người lớn nữa mà ngày càng lan rộng đến các em thiếu nhi.

Xã hội hiện đại với đầy đủ các máy móc, trang thiết bị cùng với xu hướng đổi mới phương pháp đào tạo không chỉ ở các cấp cao mà ngay cả ở những cấp học thấp. Phương pháp đào tạo mới với những yêu cầu buộc các

76

em phải chủ động hơn trong vấn đề tự học, tự nghiên cứu đã làm cho dịch vụ Internet được sử dụng ngày càng nhiều trong các em thiếu nhi, đặc biệt là học sinh cuối cấp 1 và học sinh cấp 2.

Bên cạnh đó, tiện ích mà Internet mang lại cho con người nói chung và cho các em thiếu nhi nói riêng hiện nay khá lớn: Các em không chỉ có những hiểu biết sâu rộng về những vấn đề mình quan tâm, mà còn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác ở mọi lúc, mọi nơi; Các em không chỉ đáp ứng nhu cầu giao lưu, kết bạn với nhiều người trong nước cũng như trên thế giới mà còn tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong việc học tập, hay thư giãn, giảm bớt sự căng thẳng sau những hoạt động trí óc mệt mỏi.

Hiện nay, các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố không chỉ đọc sách – báo nữa mà nhiều em có nhu cầu sử dụng máy tính khai thác thông tin trên mạng Internet nhằm mục đích giải trí, kết bạn và nâng cao trình độ hiểu biết. Ở học sinh cấp 1, các em thích đọc sách báo truyền thống, nhưng đến cuối cấp 1, đầu cấp 2 thì bắt đầu chuyển sang các loại hình giải trí, đọc sách báo trên máy tính. Đây là một xu hướng mới đang ngày càng phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc khai thác thông tin trên mạng Internet cũng tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý lứa tuổi của các em thiếu nhi. Vì vậy, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần có những biện pháp quản lý và hướng dẫn các em khai thác thông tin trên mạng Internet một cách lành mạnh.

2.4.2 Điểm yếu

* Đã có nguy cơ xuất hiện nhu cầu đọc chƣa lành mạnh

Với điều kiện tự nhiên, xã hội của một thành phố lớn, các em thiếu nhi cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhiều dòng văn hóa (sách, báo) khác nhau. Các em cũng lúng túng trong việc lựa chọn sách báo để đọc và khó tránh khỏi

77

việc lĩnh hội những thông tin, tri thức lệch lạc của xã hội. Vấn đề đặt ra cho thư viện là cần nắm bắt nhu cầu, thực hiện các biện pháp thu hút thiếu nhi đến thư viện đọc sách và điều chỉnh hoạt động đọc sách của các em.

Mặc dù là đối tượng thiếu nhi tham gia các lớp học năng khiếu, ngoài việc bổ sung kiến thức văn hóa ở trường, các em còn cố gắng phát huy các môn năng khiếu. Song nhu cầu đọc sách báo của các em lại không thiên về các thể loại năng khiếu mà chủ yếu là sách báo mang tính chất giải trí đơn thuần của lứa tuổi học trò. Hiện nay, thiếu nhi đến thư viện phần đông có một mối quan tâm duy nhất là đọc truyện tranh với các đề tài vui nhộn, hài hước, song lại rất ít các em quan tâm và hứng thú với những tác phẩm văn học, tài liệu khoa học, địa lý, lịch sử …

Hiện nay, các em thiếu nhi còn non nớt trong nhận thức, sự phân biệt điều tốt, điều xấu còn ở mức độ thấp. Do đó trong quá trình chọn sách để đọc, nhiều em còn định hướng chưa đúng. Cụ thể là: Một số ít các em nữ từ 9 đến 11 tuổi không hứng thú mấy với những cuốn sách như: Thần thoại Hy Lạp, Truyền thuyết Natra, Conan, Pokemon…., mà lại thích thú đọc những truyện như: Tình yêu lớp trưởng, Tình yêu cô chủ, Vị hôn thê nhà nghèo… Khi chọn sách trên kệ, các em chọn một cách cảm tính, chủ yếu dựa vào hình vẽ mà không biết rằng đây là truyện dành cho lứa tuổi 16. Ngược lại, các em lớn 12 – 15 tuổi lại ngồi lì hàng giờ liền để nghiền ngẫm các cuốn sách truyện tranh, kiếm hiệp mà không mảy may quan tâm đến việc đọc những cuốn sách nhằm trau dồi vốn hiểu biết của mình. Đặc biệt là việc xây dựng thái độ, tình cảm đúng mực đối với xã hội thông qua những tác phẩm văn học. Do đó xu hướng đọc những gì mình thích hơn là việc đọc tất cả những gì mình cần đang có chiều hướng gia tăng ở các em thiếu nhi. Việc này không phải là xấu nhưng cũng không hoàn toàn tốt, bởi nó có thể làm mất đi sự sáng tạo, khả năng lý luận và năng lực tìm tòi của các em. Khiến các em rơi vào tình trạng thiếu chiều sâu tri thức, thiếu kỹ năng đọc sách phù hợp.

78

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của công nghệ truyền thông, cộng với sự vô tâm của nhiều gia đình trong việc quản lý con cái, nhiều em thiếu nhi ở độ tuổi cấp một có xu hướng thích đọc và xem phim, kể cả phim hoạt hình tình cảm, chiến đấu dành cho người lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, nhân cách còn con nớt của các em khi mà nhận thức và sự hiểu biết của các em chưa tới mức đầy đủ và sâu sắc. Vì vậy, sự phát triển nhanh về tâm sinh lý này rất cần sự quan tâm, định hướng của gia đình, nhà trường và cán bộ thư viện.

Trong quá trình trao đổi với phụ huynh và quan sát hoạt động đọc của các em thiếu nhi, có thể nhận thấy: đa số các em thích đọc sách có nhiều hình vẽ đẹp mắt, ngộ nghĩnh, ít chữ còn những sách nhiều chữ, đòi hỏi tư duy cao thì lại ít được quan tâm; hầu hết các em thích thú với công nghệ “mì ăn liền”: đọc nhanh, đọc ngắn, đọc những cuốn sách mỏng trở thành phổ biến. Các em đọc qua loa, đọc lướt các tình tiết phụ và chỉ thật sự hứng thú với các tình tiết ly kỳ, hấp dẫn. Nguyên nhân của hiện tượng này là các em ngày nay không những học văn hóa mà còn phải “chạy xô” học năng khiếu, học thêm. Điều các em mong muốn nhất lúc rảnh rỗi là có thể đọc truyện tranh để giải trí. Việc này đã làm ảnh hướng xấu đến việc phát triển năng lực bình thường và sức khỏe của các em. Đó cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến nhu cầu đọc truyện tranh nhiều hơn những tài liệu khác.

Trong thư viện có rất nhiều sách hay, sách tốt nhưng dù có tốt đến mấy mà các em không biết cách đọc hiệu quả thì nó cũng sẽ trở lên vô nghĩa. Điều quan trọng của việc đọc sách là cách cảm thụ những tri thức trong sách thông qua hoạt động tư duy, ghi chép những suy nghĩ và tình cảm của mình. Hiện nay, rất ít em nghĩ đến việc làm này. Do đó việc nâng cao kỹ năng lĩnh hội và củng cố những hiểu biết thâu nhận được từ sách của các em là rất hạn chế. Vì vậy, cán bộ thư viện cần quan tâm, định hướng, hướng dẫn nhu cầu đọc sách - báo của các em thiếu nhi.

79

* Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc của các em, chƣa định hƣớng nhu cầu đọc cho các em

Thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố thường ham học hỏi, được thể hiện thông qua hoạt động vừa học tập văn hóa, vừa học tập các môn năng khiếu. Nhu cầu đọc của các em chịu ảnh hưởng lớn bởi các môn học này. Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình, điều kiện cuộc sống cũng như các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng nhận thức cũng có tác động sâu sắc đến nhu cầu đọc và thói quen đọc của các em. Thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố đã có nhiều cố gắng đáp ứng nhu cầu đọc của các em nhưng mức độ đáp ứng còn rất hạn chế. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển nhu cầu đọc lành mạnh của các em trong môi trường có nhiều biến đổi như hiện nay.

Với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động còn nhiều hạn hẹp, nguồn lực thông tin cũng như phương tiện tra cứu chủ yếu mang tính chất truyền thống, còn ít về số lượng và chất lượng nên thư viện chưa thể đem lại cho các em những điều kiện đọc tốt nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại khoa học, công nghệ và truyền thông như hiện nay.

Bên cạnh đó, thư viện chưa thực hiện tốt việc định hướng đọc lành mạnh, điều chỉnh nhu cầu đọc lệch lạc và biến hoạt động đọc của các em trở thành một nhu cầu thiết yếu, thường xuyên, có ích cho cuộc sống. Việc định hướng những chủ đề có nội dung nâng cao tầm hiểu biết, hỗ trợ cho việc học tập ở trường cũng như học tập các môn năng khiếu, rèn luyện kỹ năng tại Nhà Thiếu nhi thành phố còn yếu. Do đó, các em đến thư viện chủ yếu đọc truyện tranh mang tính chất giải trí là chính.

Ngoài ra, việc định hướng nhu cầu còn hời hợt, không được thực hiện thường xuyên, hình thức tổ chức còn trùng lặp nên chưa giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp để cảm thụ sâu sắc tác phẩm đã đọc. Đôi khi, thư viện không định hướng hay giáo dục việc đọc sách cho các em mà sử dụng hình

80

thức cấm đoán các em đọc những nội dung sách lệch lạc, truy cập các trang web không phù hợp với lứa tuổi hoặc phạt các em nếu các em đối xử không đúng đối với sách. Điều này đã tạo nên những ảnh hưởng tâm lý đối với các em, thay vì làm các em yêu thích đọc sách, ngược lại các em ngày càng sợ đọc sách và dần dần sẽ không muốn đến thư viện nữa.

Trong quá trình phục vụ, khi cho thiếu nhi mượn tài liệu, đôi lúc cán bộ thư viện không quan tâm đến nội dung sách - báo có phù hợp với lứa tuổi của các em hay không. Thậm chí, thư viện bỏ qua nhiều yêu cầu bổ sung các tài liệu, sách – báo của các em thiếu nhi, đặc biệt là yêu cầu của các em học sinh cấp hai. Việc hạn chế bổ sung những tài liệu tuổi teen không phù hợp với lứa tuổi của các em trong khi nhu cầu về tài liệu đó rất lớn, cùng với việc không tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi để các em hiểu lý do và định hướng lại nhu cầu đọc của các em đã dẫn đến tình trạng nhiều bạn tuổi teen tìm mọi cách đọc tài liệu để thỏa trí tò mò và xem đó như một trào lưu chung, một hiện tượng xã hội phổ biến và hết sức bình thường trong xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)