Phối hợp với gia đình

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 104)

Bác Hồ đã viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.

Hoạt động giáo dục muốn có hiệu quả đòi hỏi phải gắn kết với chính đối tượng được giáo dục và các cá nhân có liên quan đến đối tượng. Thư viện một môi trường giáo dục đặc biệt, nơi chứa đựng kho tàng tri thức của nhân loại muốn thực hiện tốt công tác giáo dục cũng phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.

Các nhà xã hội học đã coi gia đình là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành nhân cách con người. Giáo dục gia đình có vai trò quan trọng đến quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ em.

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của con người. Mỗi con người đều được sinh ra từ cha mẹ của mình, vì vậy đứa trẻ gắn bó và lắng nghe những âm thanh đầu tiên của cuộc sống từ cha mẹ. Từ khi sinh ra trẻ luôn nhận được sự chỉ dạy của gia đình, vì vậy giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Giáo dục trong gia đình rất quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Do đó, Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố cần phối hợp chặt chẽ với gia đình, sớm hình thành niềm đam mê đọc sách, thói quen đọc và văn hóa đọc sách lành mạnh ngay nhỏ.

Thư viện cần tổ chức các chương trình nói chuyện chuyên đề hướng dẫn lựa chọn sách, rèn luyện phương pháp đọc, phương pháp khuyến khích khả năng đọc, khám phá tri thức, xây dựng kỹ năng thói quen đọc sách và những vấn đề về hoạt động đọc sách cho thiếu nhi… với sự tham gia của các bậc phụ

99

huynh. Đặc biệt, cán bộ thư viện cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm bắt sự phát triển của từng em, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đọc….đặc biệt là các em tuổi teen, bởi đối tượng này luôn có nhiều sự biến đổi, chịu ảnh hưởng lớn của xu thế và các trào lưu hiện đại. Qua đó cùng phối hợp với gia đình đưa ra các biện pháp nhằm định hướng, phát triển kỹ năng đọc cho các em thiếu nhi, nhất là các em thiếu nhi bị các bệnh về tâm lý, khả năng nhận thức và hành động chậm….

Trong quá trình tổ chức hoạt động, thư viện cần tạo mối quan hệ với gia đình, thường xuyên thăm dò ý kiến để điều chỉnh cách thức, nội dung tổ chức cho thiếu nhi nhằm xây dựng phong trào đọc sách. Song song đó, cán bộ thư viện cũng cần khuyến khích các bậc phụ huynh đưa con em mình đến thư viện đọc sách, quan tâm đến việc đọc của các em bằng cách thường xuyên theo dõi nội dung những tài liệu các em đọc, cùng con lựa chọn sách ở nhà sách, thư viện, hoặc tặng sách - báo cho con em của mình. Đặc biệt khuyến khích phụ huynh thường xuyên đọc sách cùng con, trao đổi với con về những cuốn sách mà các em đang đọc, để từ đó gợi mở những suy nghĩ, quan niệm, phương pháp phân tích, lý giải vấn đề trong sách, từ đó góp phần phát triển thẩm mỹ, nhân cách cho các em thiếu nhi.

Thiếu nhi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi truyền thống gia đình. Nếu cha mẹ thường xuyên đọc sách và có các tủ sách báo trong gia đình thì chắc chắn các em thiếu nhi rất quan tâm đến việc đọc. Để xây dựng thói quen đọc trong gia đình, thư viện nên khuyến khích các bậc phụ huynh xây dựng các tủ sách gia đình, thậm chí xây dựng tủ sách dành riêng cho các em. Đồng thời có thể vận động cha mẹ, gia đình của học sinh tham gia vào các hoạt động như câu lạc bộ những người yêu sách, hay tham gia xây dựng vốn tài liệu và phát triển các hoạt động của thư viện...

100

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 104)