Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84)

* Hƣớng dẫn đọc yếu

Hướng dẫn đọc sách cho thiếu nhi là một quá trình sư phạm, dưới tác động tích cực chủ động của cán bộ thư viện vào hoạt động đọc của thiếu nhi, nhằm mục đích giúp các em lĩnh hội tri thức, tiếp nhận những kinh nghiệm trong xã hội, từ đó hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

Hướng dẫn đọc cho thiếu nhi không chỉ đơn thuần là giúp các em lựa chọn nội dung đọc, nắm vững kỹ năng đọc, mà còn là việc xây dựng thái độ đúng đắn, nghiêm túc đối với hoạt động đọc. Nó không phải là một công việc đơn giản mà cần phải kết hợp nhiều nhân tố khác nhau.

Các em rất thích đọc sách, ham đọc sách song lại chưa đủ khả năng để đánh giá đúng mức, toàn diện về các sự vật, hiện tượng xung quanh, chưa biết

81

cách chọn sách, chưa có phương pháp đọc sách hiệu quả. Vì vậy, các em rất cần sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là cán bộ thư viện – người nắm chìa khóa kho tàng tri thức của nhân loại.

Thư viện Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường. Có chức năng phục vụ nhu cầu học tập và đọc sách báo của các em tại các lớp năng khiếu trong Nhà Thiếu nhi cũng như các em trên địa bàn thành phố. Hàng năm, thư viện đều tổ chức các hoạt động hướng dẫn đọc cho thiếu nhi đến đọc sách tại thư viện cũng như thiếu nhi thành phố. Tuy nhiên, hoạt động hướng dẫn đọc chưa được tổ chức thường xuyên và thật sự đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt là việc hướng dẫn đọc cho đối tượng học sinh cấp 2 còn yếu (do chưa nắm bắt nhu cầu hiện tại của các em với sự thay đổi, phát triển sớm về tâm sinh lý lứa tuổi… ). Song song đó, việc hướng dẫn sử dụng các phương thức tra cứu, tìm kiếm thông tin truyền thống cũng như hiện đại không được thực hiện thường xuyên nên nhiều hứng thú, nhu cầu đọc của các em không được đáp ứng kịp thời. Do đó đã làm giảm dần lượng bạn đọc cấp 2 đến thư viện đọc sách.

Hoạt động hướng dẫn đọc đôi khi mang tính chất bắt buộc, các hình thức tổ chức còn đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn và mới lạ trong cách thức tổ chức. Các hình thức hướng dẫn đọc tại thư viện còn thiếu đa dạng và không đồng đều, điển hình như: các cuộc thi kể chuyện, sân chơi “Bạn yêu sách” làm với tính chất cho có sân chơi, ít thay đổi nội dung nên dẫn đến sự trùng lặp, không có trò chơi mới lạ, nên cũng chưa thu hút được đông đảo các em thiếu nhi đến tham gia. Hội thi “ Bạn cùng sách”, thư viện tổ chức định kỳ hàng năm nhưng đến 2010 thì không tổ chức nữa, số lượng các em tham gia qua từng năm không được nâng cao mà ngày càng ít lại. Điều này cho thấy thư viện vẫn chưa tạo ra được sân chơi nhằm thu hút các em đến đọc và cảm thụ sách..

82

Bên cạnh đó, thư viện chưa tuyên truyền rộng rãi các hoạt động của thư viện, đặc biệt là các chương trình hướng dẫn đọc cho thiếu nhi để các em thiếu nhi cũng như phụ huynh cùng tham gia.

* Chƣa có sự phối hợp trong công tác hƣớng dẫn đọc

Xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã tạo ra nhiều thay đổi cho đất nước ta, đặc biệt là sự thay đổi về đời sống, kinh tế, văn hóa của người dân. Họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học tập và đọc sách báo của con cái. Hầu hết các trường học đều đã xây dựng phòng đọc sách. Nhiều gia đình đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện để con em mình được tiếp xúc với sách – báo và các phương tiện đọc hiện đại. Dù bận đến đâu họ cũng dành chút thời gian để đưa con em mình đến thư viện đọc sách.

Đọc sách là một hoạt động tinh thần hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều yếu tố tâm lý khác nhau (cảm giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tư duy...). Kết quả của hoạt động đọc là tri thức, là giá trị văn hóa thẩm mỹ và kinh nghiệm xã hội mà các em lĩnh hội được. Qua sách báo, các em có dịp đắm mình trong thế giới của các nàng tiên, các nhân vật anh hùng nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Sách báo là kho tàng tri thức, là vườn cổ tích đẹp đẽ trong mắt trẻ thơ.

Ngày nay, không phải chỉ gia đình, nhà trường quan tâm đến việc đọc, việc học của các em mà ngay cả thư viện cũng không ngừng tổ chức các hoạt động nhằm thu hút các em thiếu nhi đến đọc sách, hướng dẫn các em lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường của các em.

Tuy nhiên trên thực tế, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố chưa thực hiện tốt vai trò phối hợp với các gia đình, nhà trường, nhà xuất bản, các cá nhân, các tổ chức xã hội và chính trị - xã hội trong việc hướng dẫn đọc cho các em thiếu nhi. Đặc biệt, thư viện chưa phối hợp, liên kết với các phòng ban trong Nhà Thiếu nhi, nhất là các khoa chuyên môn, phòng giáo vụ để gắn nội

83

dung học tập, sinh hoạt của các em với nhu cầu, hứng thú đọc, từ đó hướng dẫn đọc cho các em, đồng thời qua đó điều chỉnh chính sách bổ sung tài liệu cho phù hợp với nhu cầu của các em.

Mặt khác thư viện cũng chưa xây dựng và tạo mối quan hệ với các nhà sách, nhà xuất bản, tác giả trong việc hướng dẫn đọc cho các em cũng như trao đổi nhu cầu, hứng thú đọc của các em để các cá nhân, tổ chức có thể tạo ra các hình thức giáo dục đọc hấp dẫn, các sản phẩm có giá trị, nội dung hay, trong sáng và phù hợp với lứa tuổi của các em.

Khả năng phối hợp của thư viện còn yếu nên chưa tiết kiệm được kinh phí, tranh thủ cũng như kêu gọi được sự tài trợ từ các đơn vị, các tổ chức, các cá nhân trong việc xây dựng các mô hình hoạt động hướng dẫn đọc rộng rãi cho thiếu nhi thành phố.

* Năng lực của cán bộ thƣ viện còn yếu

Cán bộ thư viện là người vận hành mọi hoạt động thư viện. Chất lượng hoạt động của thư viện như thế nào phần lớn do năng lực của cán bộ thư viện quy định.

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố trực thuộc Khoa Chính trị Phương pháp Công tác Đội Nhà Thiếu nhi thành phố quản lý, giám sát. Tuy nhiên, mọi hoạt động của thư viện do cán bộ có chuyên môn thư viện phụ trách. Không chỉ có kiến thức chuyên môn thư viện, cán bộ chuyên trách mảng hoạt động thư viện còn tự bổ sung cho mình những kiến thức về hoạt động đoàn đội, kiến thức sư phạm để có thể làm tốt thư viện thiếu nhi - loại hình thư viện đặc thù với đối tượng người đọc là các em thiếu nhi. Hàng năm, thư viện thường lên các chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trong năm và theo từng quý sao cho phù hợp với chủ chương, định hướng của Nhà Thiếu nhi thành phố. Bên cạnh đó còn tham mưu với cấp trên những chương trình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện. Tuy nhiên, cán bộ chuyên trách còn ít năm kinh nghiệm, phải làm tất cả các công việc trong thư viện (vì cán

84

bộ phục vụ mới chuyển về thư viện chưa thật sự hiểu và nắm bắt hết các công việc của thư viện) cũng như một số công tác phong trào của Khoa. Vì vậy, cán bộ chuyên trách phải nỗ lực hết mình mới hoàn thành tốt các mảng hoạt động.

Bên cạnh đó, cán bộ chuyên trách thư viện cũng không thường xuyên có mặt tại thư viện, và mọi công tác phục vụ được giao cho cán bộ còn lại. Tuy nhiên do không có chuyên môn lại mới chuyển từ bộ phận khác sang, cộng với tâm lý sắp về hưu nên cán bộ trực tiếp phục vụ thiếu nhi chưa thật sự chủ động tác nghiệp và tạo được sự gần gũi, thân thiện với các em thiếu nhi trong thư viện. Đó là một vấn đề hết sức khó khăn trong việc hướng dẫn các em lựa chọn sách cũng như đảm bảo tốt công tác phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu sách - báo của các em thiếu nhi.

Mặt khác, cán bộ trực tiếp là Trưởng Khoa Chính trị Phương pháp Công tác Đội, hiện đang là sinh viên trường Đại học Luật, không có kiến thức về hoạt động thư viện, bản thân giữ nhiều vị trí và nhiệm vụ khác nhau nên ít khi có thời gian quan tâm và đưa ra hướng chỉ đạo cho công tác thư viện. Do đó, với xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu hóa, để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách và cán bộ trực tiếp làm công tác phục vụ thiếu nhi cần phải không ngừng trau dồi kiến thức về lĩnh vực mình đang phụ trách, mạnh dạn tham mưu đổi mới cách thức sử dụng nhân sự sao cho có hiệu quả vì mục tiêu chung: Tất cả vì đàn em thân yêu.

85

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)