Vốn tài liệu

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68 - 70)

Vốn tài liệu của thư viện là nguồn lực không thể thiếu của một thư viện. Việc xây dựng vốn tài liệu trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố chưa tạo được sự tương thích phù hợp với nhu cầu của bạn đọc thiếu nhi. Mặc dù được ưu đãi đầu tư kinh phí hoạt động hơn các thư viện nhà thiếu nhi khác, nhưng mức kinh phí hoạt động mỗi năm khoảng 55 triệu đồng của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố còn khá thấp. Trong tổng kinh phí hoạt động, thư viện dành cho công tác bổ sung sách - báo trung bình mỗi năm khoảng 45.000.000 đồng/năm, các hoạt động sân chơi, hội thi, hội diễn của thư viện khoảng 10.000.000đ/năm. Với mức kinh phí này, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố đã cố gắng bổ sung các loại sách báo phù hợp với thiếu nhi và chức năng nhiệm vụ của thư viện một cách thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, nguồn tài liệu của thư viện tập trung chủ yếu vào thể loại sách giải trí (truyện tranh), và ngôn ngữ thể hiện chủ yếu bằng tiếng Việt. Vốn tài liệu của thư viện bằng tiếng Việt ở dạng giấy gần như chiếm 95%, chỉ có 5% tài liệu thể hiện bằng các ngôn ngữ khác và với các dạng tài liệu điện tử đọc máy khác (Thư viện không có tài liệu ở dạng đĩa, CDROM). Đây là một vấn đề đối với thư viện, khi mà điều kiện kinh tế đang theo xu hướng phát triển hội nhập, nhu cầu đọc sách báo ngoại văn, mà đặc biệt là sách - báo bằng tiếng Anh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các em thiếu nhi nhất là học sinh cấp 2 đang có xu hướng đọc song song dạng tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử hiện đại, nhưng tiềm lực của thư viện chưa thể đáp ứng nhu cầu của các em một cách tốt nhất.

Thư viện đã tạo lập được nguồn vốn tài liệu đa dạng nhiều chủ đề nhưng lại chưa đáp ứng tốt về số lượng, nội dung, hình thức của tài liệu. Mặc dù thư

65

viện đã xây dựng chính sách bổ sung tài liệu, nhưng nhiều chủ đề mới, tài liệu mới được các em yêu cầu trên bảng góp ý bổ sung tài liệu thì chưa được cán bộ thư viện đáp ứng một cách kịp thời. Nhiều tài liệu có nhu cầu cao lại bổ sung ít bản (do kinh phí có hạn) như: các tác phẩm văn học kinh điển, bộ truyện tranh giải trí với chủ đề học đường, các tác phẩm văn học thần tượng dành cho tuổi teen, sách khoa học, giáo dục kỹ năng dành cho học sinh… Tài liệu, sách - báo cho học sinh cấp 2 còn hạn chế về diện bổ sung, nhất là trong điều kiện sách – báo dành cho tuổi teen đang ngày càng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Nhiều tác phẩm xuất bản dành cho lứa tuổi này được các em yêu thích và cuốn hút các em đọc, nhưng do nội dung không phù hợp nên thư viện thường hạn chế bổ sung. Do đó, khi không được đáp ứng, nhu cầu và hứng thú đọc sách tại thư viện của các em học sinh cũng giảm xuống nhanh chóng.

Vốn tài liệu của thư viện đa phần là truyện tranh giải trí, trong khi đó các tác phẩm văn học thiếu nhi có giá trị giáo dục cao lại chiếm tỷ lệ thấp. Mặc khác số lượng sách ngoại văn, chính trị - xã hội, khoa học, lịch sử, địa lý, …còn khá khiêm tốn. Nhìn chung thư viện vẫn chưa bổ sung sát hợp với mục tiêu hoạt động của Nhà Thiếu nhi thành phố.

Song song đó, vốn tài liệu ngày càng gia tăng trong khi nơi lưu giữ thì không được mở rộng thêm, cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đủ, và tạo được sự thân thiện với các em thiếu nhi. Bên cạnh đó, phương thức hoạt động thủ công, truyền thống đang ngày càng trở nên lỗi thời, không bắt kịp được với xu hướng phát triển chung của xã hội đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu được hưởng thụ tri thức của các em thiếu nhi với hiện trạng nguồn lực thông tin và các phương tiện hoạt động của thư viện.

Hiện nay, số bản sách theo thể loại truyện tranh chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số bản sách – báo trong thư viện. Điều này chứng tỏ hứng thú đọc

66

truyện tranh có xu hướng phát triển mạnh vì nó mang nặng tính trực quan sinh động, rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, nhưng nó sẽ có tác động lệch lạc, phiến diện nếu như hứng thú phát triển thái quá tới mức chi phối các loại hứng thú khác. Hơn nữa lứa tuổi thiếu niên đã tư duy trừu tượng và khả năng ngôn ngữ của các em đã phát triển, đáng lẽ truyện tranh phải nhường chỗ cho các thể loại khác nhưng ngược lại các em vẫn say sưa với thể loại này. Để điều chỉnh hứng thú đọc lành mạnh, thư viện cần giảm số lượng truyện tranh, đồng thời phải có kế hoạch hướng dẫn, tuyên truyền và giới thiệu những thể loại sách - báo khác nhằm kích thích hứng thú đọc và thu hút các em thiếu nhi hướng đến những tài liệu có giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật cao.

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68 - 70)