Chăm sóc và giáo dục thiếu nhi không chỉ là nhiệm vụ của từng gia đình, nhà trường mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, để xây dựng một môi trường học tập, một cộng đồng đọc sách rộng rãi, với vai trò của thư viện sẽ không thể làm tốt được mà cần phải có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các nhà xuất bản, các trung tâm văn hóa, cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thư viện cần tiếp tục và mở rộng khả năng phối hợp với tác giả, nhà xuất bản và cơ quan phát hành các tài liệu thiếu nhi nhằm tìm kiếm những tài liệu hay, hấp dẫn với thiếu nhi, đáp ứng nhu cầu của các em. Đồng thời cung cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu, mong muốn của các em với các tác giả, nhà xuất bản, cơ quan phát hành để họ cho ra nhiều sản phẩm tinh thần có giá trị, nội dung và hình thức hấp dẫn, phù hợp với từng lứa tuổi bạn đọc thiếu nhi cũng như truyền thống văn hóa của người Việt Nam (hạn chế xuất bản những sách - báo đọc ngược..). Đặc biệt với xu hướng đọc mới của thiếu nhi nhất là đối tượng tuổi teen thành phố thì việc tổ chức các diễn đàn giao lưu với tác giả, triển lãm sách báo theo chủ đề cùng với sự hỗ trợ của cơ quan phát hành, xuất bản phẩm hay những buổi nói chuyện chuyên đề giới thiệu sách hay của các nhà xuất bản tại thư viện có ý nghĩa tác động rất lớn đến bạn đọc thiếu nhi. Sự phối hợp này mang lại lợi ích cho cả 3 đối tượng: nhà xuất bản sẽ quảng bá được hình ảnh, tạo thêm niềm tin, uy tín nơi độc giả, thư viện sẽ tạo
103
nhiều mô hình hướng dẫn đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, bạn đọc thiếu nhi có nhiều cơ hội đọc sách, báo, tạp chí, nâng cao kỹ năng đọc và kết quả học tập của mình.
Mặt khác, thư viện cần kết hợp với các báo Thiếu niên Tiền phong, Khăn Quàng Đỏ, các đài phát thanh, truyền hình để giới thiệu, tuyên truyền hoạt động của thư viện đến quý vị phụ huynh và các em thiếu nhi. Đồng thời qua đó kêu gọi sự tài trợ, hỗ trợ về sách báo từ phía các mạnh thường quân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội như: Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Ủy ban chăm sóc và giáo dục trẻ em, … từ đó góp phần xây dựng văn hóa đọc lành mạnh cho các em thiếu nhi thành phố.
Đặc biệt, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần tiếp tục phối hợp với các thư viện phục vụ thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thư viện các trung tâm văn hóa, các nhà thiếu nhi nhằm chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và phối hợp tổ chức các hoạt động hướng dẫn đọc cho thiếu nhi thành phố, qua đó tiết kiệm được các kinh phí tổ chức hoạt động cho các thư viện.
Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội như: Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh – tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – cơ quan cấp trên của Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh; Hội Đồng Đội thành phố - tổ chức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh – cơ quan ngang cấp với Nhà Thiếu nhi thành phố cùng chịu sự quản lý của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, …Đặc biệt cần chú trọng phối hợp chặt chẽ với các phòng ban ngay trong Nhà Thiếu nhi thành phố. Việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố tranh thủ được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động thư viện, đồng thời giúp thư viện phát triển đúng chiến lược, mục tiêu chung của thành phố.
104
Để thu hút được sự quan tâm của các cá nhân, các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Quảng bá hình ảnh của Thư viện Nhà Thiếu nhi trên trang web Nhà Thiếu nhi thành phố
+ Tuyên truyền vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển thói quen đọc cho thiếu nhi.
+ Xây dựng dự án phát triển thư viện thiếu nhi, cùng với bảng kinh phí phù hợp để các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội thấy được nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, hợp lý, hướng tới sự phát triển văn hóa đọc lành mạnh trong thế hệ thiếu nhi thành phố. Bằng cách này, thư viện sẽ tạo được uy tín, tiềm năng phát triển để thu hút các cá nhân và các lực lượng xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội chung tay, góp sức phát triển công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước.
+ Cần chủ động liên kết phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước IFLA, CONSAL và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế khác có khả năng tài trợ cho ngành thư viện như: tổ chức ROOM TO READ tại thành phố Hồ Chí Minh, quỹ SIDA của Thụy Điển, quỹ FORD của Mỹ… để tạo mối quan hệ lâu dài, từ đó tranh thủ các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế này về phát triển hoạt động thư viện thiếu nhi.