Phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nh

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 98 - 100)

Đọc sách là hoạt động quan trọng giúp thiếu nhi phát triển trí tuệ và nhân cách tốt nhất. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, thiếu nhi đọc sách cần phải có sự hướng dẫn. Mặc dù có sách tốt, nội dung hay, hấp dẫn nhưng phải biết cách đọc. Trẻ em rất thích sách, nhưng nhiều em chưa biết cách đọc sách hiệu quả. Các em thường đọc lướt những trang không cảm thấy thích thú, đọc vội vã, hấp tấp hoặc ngấu nghiến mà không suy nghĩ gì. Đọc sách không đúng nguyên tắc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển năng lực bình thường, thậm chí làm hỏng năng lực, tổn hại sức khoẻ (suy yếu trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm thị lực...). Vì vậy, thiếu nhi là lứa tuổi đặc biệt cần phải được tư vấn kỹ năng đọc.

Trong quá trình hướng dẫn đọc cần chú ý tổ chức hướng dẫn cho các em đọc ngay từ những ngày đầu tiên các em đến thư viện. Việc này phải thường xuyên lặp đi, lặp lại mới mang lại hiệu quả. Cán bộ thư viện trong quá trình hướng dẫn đọc cần cũng phải có kỹ năng, phương pháp hướng dẫn phù hợp với các em, giúp các em nhanh chóng lĩnh hội và thực hiện đúng theo sự hướng dẫn, chỉ dạy của cán bộ thư viện.

Phương pháp, kỹ năng đọc sách khoa học là một vấn đề quan trọng giúp thiếu nhi có thể lĩnh hội thông tin, tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không có phương pháp, kỹ năng đọc, thiếu nhi sẽ lúng túng trong hoạt động đọc của mình. Để hình thành phương pháp, kỹ năng đọc sách cho thiếu nhi, cán bộ thư viện thiếu nhi cần hướng dẫn các em đọc các loại sách báo với nhiều chủ đề khác nhau: văn học, thơ ca, sách lịch sử, toán học, khoa học xã hội… Qua đó hướng dẫn các em kỹ năng đọc từ khóa, đọc lướt, đọc chuyên sâu… để cảm nhận tác phẩm…Đối với những tài liệu hiện đại bên cạnh việc hướng dẫn kỹ năng đọc cần phải hướng dẫn sử dụng các phương tiện đọc hiện

95

đại, có như vậy mới giúp các em khai thác tốt nguồn lực thông tin trong cũng như ngoài thư viện.

Việc hình thành kỹ năng đọc hiệu quả cùng với việc hướng dẫn phương pháp lập bảng sơ đồ tư duy (hình cây) sẽ giúp các em nhớ và lĩnh hội những giá trị trong sách một cách tốt nhất.

Tổ chức hoạt động thư viện thiếu nhi không giống như các thư viện khác, cán bộ thư viện cần tiếp cận với từng em thiếu nhi, quan tâm, theo dõi, giám sát hoạt động đọc của các em. Qua quá trình hướng dẫn đọc, phục vụ bạn đọc thiếu nhi, cán bộ thư viện nắm bắt sự trưởng thành, phát triển của từng em trong quá trình đọc sách, tìm hiểu xu hướng đọc, định hướng đọc sách lành mạnh cho các em thiếu nhi. Quan sát, theo dõi thường xuyên hoạt động đọc sách của từng em thiếu nhi để đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời, giúp các em thiếu nhi thực hiện việc đọc hiệu quả, từ đó góp phần kích thích hứng thú, phát triển nhu cầu đọc lành mạnh trong các em thiếu nhi.

Để quản lý tốt việc đọc, cán bộ thư viện phải thường xuyên quan sát hoạt động đọc (tư thế đọc, loại sách báo các em thích đọc…) của các em thiếu nhi. Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cần tăng cường quản lý, giám sát để phát hiện những hiện tượng: thiếu nhi đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi của mình; tư thế ngồi đọc, cách đọc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Việc quản lý, giám sát này đòi hỏi, thư viện cần trang bị các thiết bị camera trong thư viện để có thể theo dõi mà không làm các em bị phân tán tư tưởng trong quá trình đọc sách, báo.

Bên cạnh đó, cán bộ thư viện cần gần gũi, trao đổi với các em về các loại sách, báo các em thích đọc. Đồng thời phối hợp với các gia đình trong việc quản lý, giám sát hoạt động đọc, rèn luyện kỹ năng đọc cho các em, từ đó kịp thời điều chỉnh xu hướng, thị hiếu và phương pháp đọc không lành mạnh, hướng các em đến với văn hóa đọc lành mạnh và toàn diện.

96

Nhà Thiếu nhi thành phố cần xây dựng các chuyên đề hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc sách với sự tham gia của các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi, nhằm giúp các em đọc sách hiệu quả. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể áp dụng các phương pháp này để học và đọc sách cùng con em của mình.

Rèn luyện phương pháp đọc và kỹ năng đọc cho thiếu nhi phải tiến hành thường xuyên và liên tục để giúp các em ngày càng lĩnh hội, chiếm lĩnh thông tin một cách hiệu quả và đầy đủ nhất.

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 98 - 100)