LẠM PHÁT ĐÁNG LO NGẠ I?

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 55)

Mức lạm phát 12,63% năm 2007 cao hơn mức tăng trưởng 8,46%, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm 8% - 9% có thể xem là cao.

Tuy nhiên, trong các thời kỳ tăng trưởng cao của Việt Nam 1991 - 1996, của Trung Quốc 1978 - 1998, mức lạm phát đều cao xấp xỉ hoặc hơn mức tăng trưởng. Trong

thực tế, các thời kỳ này lạm phát tương đối cao đã là công cụ kích cầu hữu hiệu nhất. Hiệu ứng tiêu cực của nó là các vấn đề xã hội, dân chúng bức xúc vì giá cao, bức xúc này rất đáng được chú ý, tuy nhiên mức sống chung của nhân dân năm 2007 đã được tăng lên, tiền lương của cán bộ nhân viên nhà nước đã được tăng cao hơn mức lạm phát, giá lương thực thực phẩm tăng cao hơn mức lạm phát có lợi hơn cho người nông dân, số việc làm gia tăng bù lại. Một mối lo ngại đáng chú ý là lãi suất thực tiền tiết kiệm đã liên tục bị hạ thấp, và tính chung cho cả năm 2007 đã bị âm, nghĩa là những người gửi tiền tiết kiệm bị thiệt, những người đi vay sẽ có lợi, do giá vốn thấp hoặc âm, tình hình này sẽ làm cho hoạt động tín dụng kém hiệu quả, gia tăng cơn khát tín dụng, khát tiền; thúc đẩy hướng tăng trưởng kém chất lượng, không tập trung vốn cho các hướng kinh doanh có hiệu quả của nền kinh tế. Hơn nữa, mức lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của các nhà đầu tư, giảm niềm tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Nhìn chung, mức lạm phát 12% của năm 2007 chưa đáng lo ngại, nhưng có mặt hiệu ứng tiêu cực về xã hội và hiệu quả của tín dụng, cần phải được xem xét xử lý, hơn nữa, mức lạm phát này đã tới hạn, cao hơn tăng trưởng, cao hơn lãi suất tiết kiệm nên không thể tiếp tục duy trì cho năm 2008.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w