Trung Quốc với nhiều ẩn số

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 120)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ QUỐC TẾ CỤ THỂ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA

5. Trung Quốc với nhiều ẩn số

Trong vài năm gần đây, người ta đã đưa ra nhiều dự báo lạc quan về kinh tế Trung Quốc trong vài ba thập kỷ tới. Nếu Trung Quốc thành công trong việc thống nhất Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao kéo dài trong 20 - 30 năm tới, thì Trung Quốc có thể sẽ trở thành cường quốc kinh tế thế giới vượt qua cả Mỹ. Năm 1995 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đạt 856 tỷ đôla Mỹ. Nếu Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế thế giới, một Đại Trung Hoa, thì ảnh hưởng của nó đối với khu vực và thế giới sẽ hết sức to lớn. Người ta lo ngại nhất là nếu chủ nghĩa bá quyền bành trướng ngự trị ở nước Đại Trung Hoa trong thế kỷ tới, thì đó sẽ là một tại hoạ. Còn như Trung Quốc dù có phát triển đứng đầu thế giới, nhưng không do chủ nghĩa bá quyền bành trướng thao túng, thì mối lo ngại có thể sẽ giảm bớt và không còn. Do vậy, đây vẫn là một ẩn số khó dự báo.

Ngay khả năng hình thành một nước Đại Trung Hoa cũng có những nghi vấn. Thứ nhất, trong điều kiện tự do hoá kinh tế phát triển mạnh, biên giới kinh tế sẽ bị xoá bỏ, khả năng các tỉnh của Trung Quốc vươn ra liên kết với bên ngoài mạnh hơn, sẽ làm giảm mối liên kết với trung ương, thúc đẩy khả năng phân liệt. Thứ hai, sự khác biệt giữa các tỉnh của Trung Quốc rất lớn đặc biệt là về kinh tế, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế phát triển dễ có khả năng lôi cuốn các tỉnh ven biển của Trung Quốc tách

khỏi lục địa. Thứ ba, Đài Loan, Hồng Kông đã khuyến khích chiều hướng tách rời và phân liệt. Tuy nhiên, người ta vẫn thấy Trung Quốc có nhiều khả năng duy trì sự thống nhất của một Đại Trung hoa, vì Trung Quốc có một chế độ tập quyền mạnh, tương đối thuần nhất về dân tộc (90% là người Hán), tôn giáo cũng tương đối thuần nhất (phần lớn theo đạo Phật). Song đây vẫn là một ẩn số.

Trung Quốc có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao kéo dài mãi được không? Đây cũng là vấn đề có không ít nghi vấn. Tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc hiện nay là dựa vào công nghệ truyền thống, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hạn và gây ô nhiễm môi trường, hay nói một cách khác là dựa vào những tiềm năng phát triển theo chiều rộng. Tài nguyên của Trung Quốc rất có hạn, người ta dự báo là Trung Quốc sẽ rất thiếu dầu mỏ và khí, lương thực và… Nếu cứ đà tăng trưởng 10% kéo dài 30 - 50 năm nữa, thì Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng không phải thiếu mà không có tài nguyên để tăng trưởng. Nền kinh tế Nhật với 125 triệu dân đã từng hầu như chỉ sử dụng tài nguyên ở bên ngoài, đã tăng trưởng với tốc độ cao và cũng chỉ kéo dài thời kỳ tăng trưởng cao được khoảng 20 năm, sau đó là thời kỳ suy thoái và tăng trưởng thấp. Nền kinh tế Trung Quốc với 1,2 tỷ dân gấp 10 lần so với dân số Nhật nếu dùng hết tài nguyên bên trong, thì sẽ không thể có quốc gia nào cung cấp đủ tài nguyên cho họ, và do vậy sẽ có thể rơi vào thời kỳ suy thoái và tăng trưởng thấp. Trung Quốc chỉ có thể duy trì tốc độ cao nếu như chuyển nhanh sang sử dụng các công nghệ mới cần ít tài nguyên hơn, những đó mới chỉ là một khả năng mỏng manh. Do vậy, ở đây có một ẩn số rất lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc có những lợi thế để duy trì tốc độ tăng trưởng cao:

• Là một thị trường rộng lớn nhất khu vực, không một quốc gia nào trong khu vực có thể so sánh được, do vậy lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc là rất lớn lấn át các quốc gia khác.

• Vì có thị trường rộng, lao động dồi dào và tiền lương hạ, nên sẽ có sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất. Hiện Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ hai sau Mỹ về khối đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Các nước trong khu vực sẽ bị Trung Quốc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này.

Dù thế nào, chính sách của Việt Nam trong những thập kỷ tới vẫn phải là chính sách hợp tác toàn diện với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w