HAI CÁCH HIỂU ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 42)

Cách hiểu thứ nhất cho rằng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

của Việt Nam phải dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất, đồng thời khẳng định kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Cách hiểu này đã được cụ thể hoá: xem chế độ công hữu là kinh tế quốc doanh và tập thể, và chỉ có hai

hình thức này mới là xã hội chủ nghĩa, do vậy phải củng cố phát triển và mở rộng, kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế tư bản chủ nghĩa là phi xã hội chủ nghĩa tuy được khuyến khích phát triển nhưng chỉ là sách lược, đảng viên không được kinh doanh tư bản chủ nghĩa, phân phối theo lao động phải là hình thức cơ bản, tuy có thừa nhận các hình thức phân phối khác.

Cách hiểu này có những điểm yếu sau đây:

Thứ nhất, trong lịch sử nhân loại chưa có nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng của chế độ công hữu. Chúng ta lựa chọn mô hình này là lựa chọn mô hình không có tiền lệ, chưa có thực tế thẩm định, và cũng chưa hề có lý thuyết về nó, phải làm từ đầu, phải sáng tạo, thử nghiệm từ đầu và như vậy chúng ta phải gánh chịu những rủi ro là khó tránh khỏi. Cái giá phải trả cho sự mò mẫm tìm đường, thử nghiệm sáng tạo chắc chắn không nhỏ. Đó là ta chưa kể đến sẽ thất bại giống như Liên Xô và các nước đã thử nghiệm mô hình kinh tế kế hoạch tập trung.

Thứ hai, kinh tế nhà nước - hạt nhân của chế độ công hữu ở Việt Nam cũng như ở các nước khác kể cả những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đều bị đánh giá là kém hiệu quả. Một khu vực kinh tế kém hiệu quả lại được xem là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, thì chắc chắn nền kinh tế quốc dân đó khó có thể phát triển tốt đẹp. Có người còn muốn đặt cả chủ nghĩa xã hội, cả thượng tầng kiến trúc, cả hệ thống chính trị của chúng ta trên nền tảng kém hiệu quả đó. Thật nguy hiểm khi chúng ta nghĩ đến những gì sẽ xảy ra, do khu vực kinh tế quốc doanh không thể gánh vác được trọng trách nền tảng mà người ta muốn đặt lên vai nó, không ai xây nhà lại chọn chỗ yếu nhất để đặt chân cột.

Thứ ba, trong các tác phẩm kinh điển của C. Marx không có chỗ nào ông xem chế độ công hữu là sở hữu nhà nước và tập thể. Và chính C. Marx cũng không có một định nghĩa cụ thể nào về chế độ công hữu. Có một số chỗ ông viết về sở hữu xã hội trực tiếp, có thể hiểu là chế độ công hữu và ông đã xem công ty cổ phần là điểm quá độ tất yếu dẫn tới sở hữu xã hội trực tiếp. Chỉ có các nhà kinh tế Xô Viết sau này mới xem sở hữu công cộng là sở hữu nhà nước và tập thể.

Thứ tư, kinh tế tập thể của mô hình Xô Viết về thực chất cũng là kinh tế nhà nước ở mức thấp, vì trong hình thức kinh tế này, Nhà nước quyết định kế hoạch từ cung ứng vật tư, máy móc thiết bị đến phân phối, tiêu thụ mức ăn chia. Tính tập thể của sở hữu chỉ là hình thức, hoặc bị hạn chế chỉ ở một số mặt. Do vậy, trên thực tế đã tỏ ra kém hiệu quả và bị giải thể ở nhiều nơi.

Thứ năm, nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc vốn có của nền kinh tế kế hoạch tập trung theo mô hình Xô Viết với những tiền đề là sở hữu nhà nước và tập thể phải giữ địa vị thống trị tuyệt đối, kế hoạch mệnh lệnh quy định toàn bộ hoạt động

kinh tế, độc quyền kinh doanh thuộc các xí nghiệp nhà nước... Nay trong nền kinh tế thị trường Việt Nam không còn những tiền đề đó, nguyên tắc này không thể là nguyên tắc cơ bản quy định quá trình phân phối. Quá trình phân phối trong nền kinh tế thị trường tuân theo nguyên tắc của thị trường, nguyên tắc phân phối theo lao động bị hủy bỏ. Có những xí nghiệp tiêu tốn rất nhiều lao động để làm ra hàng hoá, nhưng nếu hàng hoá đó không tiêu thụ được thì lao động của họ là bỏ đi và sẽ không được trả công.

Năm điểm phân tích trên đây cho ta thấy cách diễn đạt về định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam là thiếu cả căn cứ khoa học và thực tiễn.

Cách hiểu thứ hai cho rằng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

là nền kinh tế thị trường vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Cách hiểu này hoàn toàn đúng, đúng đến mức không ai có thể phản bác. Nhưng nó cũng lại có những hạn chế.

Thứ nhất, trên thế giới chưa có nền kinh tế nào lại tự cho là không vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Do vậy, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng có tôn chỉ theo quy luật vừa nêu. Cách diễn đạt này nêu ra một đặc trưng tiến bộ chung nhất cho mọi nền kinh tế thị trường, nhưng chưa nêu ra được đặc trưng thích hợp, riêng biệt ở nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thứ hai, cách diễn đạt này mới chỉ nêu được mục tiêu chung nhất, chưa cho ta thấy được những giải pháp để đạt tới mục tiêu đó.

Vậy là hai cách hiểu định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam do Đại hội VII nêu ra đều có những hạn chế lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là nền kinh tế thị trường có hình thức tư bản chủ nghĩa nhà nước theo quan điểm của V.I. Lenin. Chính sách kinh tế mới của V.I. Lenin (N.E.P) năm 1920 có nội dung cơ bản là áp dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước Nga và lúc đó V.I. Lenin đã xem chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ là một thành phần kinh tế, mà là một nấc thang quá độ, là cầu nối đưa nước Nga chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của quan niệm về chủ nghĩa tư bản nhà nước do V.I.Lenin đề xướng là:

• Khôi phục và cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản chủ nghĩa.

• Mở cửa đất nước thông qua các chính sách tô nhượng để thu hút tư bản nước ngoài.

• Đảng Cộng sản lãnh đạo và kiểm soát sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện lịch sử lúc đó (tư tưởng tả khuynh thống trị trong Đảng, tư tưởng nôn nóng muốn quét sạch ngay mọi tàn dư của chủ nghĩa tư bản, muốn xây dựng ngay chủ nghĩa cộng sản, muốn làm ngay cuộc cách mạng vô sản thế giới...). Những tư tưởng trên đây được xem là đường lối của Đảng Cộng sản Nga, đó thực sự là một điều quá mới mẻ, thậm chí còn là một điều kinh ngạc không thể chấp nhận đối với nhiều người cộng sản lúc đó. Hiện nay ở Việt Nam, những tư tưởng đó có thể là xa lạ đối với không ít người cộng sản. Vì những hạn chế lịch sử, V.I. Lenin mới chỉ nêu ra một số tư tưởng hết sức khái quát, song đó là một tài sản vô giá đối với những người cộng sản, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay cần phải đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chúng tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay, tư tưởng Chủ nghĩa tư bản nhà nước của V.I. Lenin cần phải được kế thừa phát triển một cách sáng tạo thích hợp... Đó là nhiệm vụ của những người cộng sản.

Thực tế thế giới hiện nay cho thấy, chủ nghĩa tư bản dù có nhiều tội lỗi (bóc lột tàn bạo nhân dân lao động, áp bức các dân tộc, gây chiến tranh cướp bóc, phá hoại môi trường...) nhưng cũng đã làm được một kỳ tích là đưa nhân loại thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển tiến sang một xã hội văn minh, tiến bộ hơn nhiều lần xã hội phong kiến. Có thể nói, hiện nay chủ nghĩa tư bản thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hình thức đa dạng, tuỳ theo từng nước nhưng nó có một hình thức chung nhất đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ở đâu nhà nước có tính nhân dân hơn, thì ở đó chủ nghĩa tư bản có bộ mặt nhân đạo hơn như ở Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu khác. Nhà nước càng phản động thì chủ nghĩa tư bản càng tàn bạo.

Hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta bắt đầu áp dụng sẽ tiếp tục áp dụng ở Việt Nam, là một hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước rất mới mẻ và độc đáo. Tính chất mới mẻ và độc đáo ở chỗ Nhà nước quản lý nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là Nhà nước nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, cho đến nay những tư tưởng cơ bản của V.I. Lenin về chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được Đảng ta áp dụng một cách sáng tạo: đã áp dụng cơ chế thị trường, cho các thành phần kinh tế tư nhân kể cả tư bản chủ nghĩa phát triển, mở cửa đất nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới... Tuy nhiên, hiện đang còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Những vấn đề đó là:

Thứ nhất là vấn đề sở hữu

Chúng ta đã thừa nhận sự tồn tại của các loại sở hữu khác nhau: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác và sở hữu tư nhân. Nhưng vấn đề cần được bàn ở đây là vai trò của các loại sở hữu này. Như trên đã phân tích, sở hữu nhà nước khó có thể giữ được vai trò nền tảng của chế độ sở hữu, liệu nó có thể giữ được vai trò chủ đạo và hiểu vai trò chủ đạo này như thế nào? Chức năng kinh doanh kiếm lợi và chức năng điều tiết kinh tế, đâu là chức năng cơ bản của kinh tế nhà nước? Tác động của nó đối với kinh tế tư nhân là hỗ trợ hay là chỉ huy và khống chế? Có thể vẫn giữ nguyên quan niệm về sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác của nền kinh tế kế hoạch tập trung xem nó là những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đối lập với sở hữu tư nhân hay cần phải thay đổi cho thích hợp với nền kinh tế thị trường? Chúng ta đã thừa nhận sở hữu tư nhân, nhưng cũng còn có những vấn đề cần xem xét như: kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ phát triển đến đâu, có nên thúc đẩy sự hình thành giai cấp tư sản ở Việt Nam hay không? Có cho phép đảng viên kinh doanh tư bản chủ nghĩa không? Vị trí của kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta, nó sẽ là phổ biến và lâu dài hay chỉ tồn tại như một hình thức kinh tế tạm thời hạn hẹp? Thành phần kinh tế hợp tác có phải là hình thức sở hữu tập thể như trước không, hay nó là sự liên kết của sở hữu nhà nước và tư nhân?

Nếu chúng ta thừa nhận chủ nghĩa tư bản nhà nước là hình thức kinh tế - xã hội phổ biến ở nước ta, thì rõ ràng cách nhìn nhận các vấn đề trên đây cũng phải xuất phát từ góc độ chủ nghĩa tư bản nhà nước. Có thể xuất hiện những quan niệm sau đây về sở hữu.

Thứ nhất, xem sở hữu hợp tác là hình thức sở hữu phổ biến, đó là sự liên kết giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức đa dạng như: Các công ty cổ phần, liên doanh, cùng đầu tư thuê khoán... Trong mối liên kết đó, sở hữu nhà nước có vai trò chính trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các ngành công nghệ mới... còn trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, dịch vụ sở hữu tư nhân giữ vai trò chính. Với quan điểm này, sẽ không có sự phân biệt giữa sở hữu xã hội chủ nghĩa (Nhà nước và phi xã hội chủ nghĩa (tư nhân) tất cả đều có tính tư bản chủ nghĩa nhà nước, nghĩa là có tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, xem sở hữu tư nhân giữ vai trò động lực phát triển, là hình thức sở hữu phổ biến, sở hữu nhà nước thực chất chỉ giữ vai trò điều tiết, định hướng, hỗ trợ cho kinh doanh tư nhân phát triển, còn hình thức sở hữu hợp tác thực chất là sở hữu hỗn hợp giữa sở hữu tư nhân và nhà nước.

Thứ ba, xem sở hữu nhà nước phải là nền tảng, chủ đạo, cùng với sở hữu hợp tác tạo ra hình thức sở hữu phổ biến, sở hữu tư nhân chỉ có vai trò bổ trợ, thứ yếu và có tính giai đoạn, ở đây vẫn giữ sự phân biệt giữa sở hữu xã hội chủ nghĩa (Nhà nước) và phi

xã hội chủ nghĩa (tư nhân) và do vậy tính chất tư bản chủ nghĩa nhà nước dường như chỉ thể hiện ở các thành phần phi xã hội chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, quan điểm thứ ba không phù hợp với thực tế Việt Nam, quan điểm thứ hai có thể là quan điểm thích hợp hơn với các xã hội phương Tây, sự kết hợp quan điểm thứ nhất và thứ hai có thể là quan điểm thực tế hơn và phù hợp hơn với Việt Nam. Nhưng điểm phức tạp ở đây là làm sao có thể chuyển đổi chế độ sở hữu hiện hành của nước ta sang mô hình sở hữu kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước, nghĩa là từ chế độ sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân tách rời đối lập nhau sang chế độ sở hữu hợp tác, liên kết từ chế độ sở hữu trong đó sở hữu nhà nước có thể vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội định hướng và điều tiết kinh tế, còn các lĩnh vực khác để cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát huy tác dụng. Người ta có thể đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện quá trình này. Nhưng nếu những giải pháp này không giải quyết được việc Nhà nước rút vốn khỏi các lĩnh vực chưa cần có sự đầu tư của Nhà nước, hay là chưa cấp bách phải có sự đầu tư của Nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cấp bách hơn, thì những giải pháp đó chưa thực sự hữu hiệu.

Thứ hai là vấn đề xác định rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có một vai trò quan trọng nhưng nên hiểu vai trò quan trọng này như thế nào? Có người hiểu thô thiển là Nhà nước càng nắm nhiều, càng quyết định nhiều, làm gì cũng phải xin phép Nhà nước, khi đó Nhà nước mới thực sự có vai trò quan trọng. Họ đã lầm. Nhà nước chỉ có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế khi các quyết định của nó đúng, cần thiết và có thể thực hiện được, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển. Thực tế lịch sử cho thấy rằng rất nhiều, thậm chí có trường hợp phần lớn các quyết định của Chính phủ là sai và do vậy Chính phủ đã bóp nghẹt sự phát triển kinh tế. Nhà nước càng quan liêu, càng ít trí tuệ, các quyết định sai trái càng nhiều, Nhà nước càng trở thành yếu tố tiêu cực cho sự phát triển kinh tế. Những cuộc cải cách Nhà nước hiện tại đều nhằm theo hai hướng. Thứ nhất, xác định

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w