Quá độ sang cơ sở công nghệ mới về chất, có tính toàn cầu

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 103)

I. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THẾ GIỚ

2. Quá độ sang cơ sở công nghệ mới về chất, có tính toàn cầu

Công nghệ mà nhân loại đã sử dụng cho đến nay đó là công nghệ dựa trên kỹ thuật cơ khí, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hạn, không có khả năng tái tạo (như dầu mỏ, than đá, các quặng kim loại…) gây ô nhiễm môi trường. Nền công nghiệp này (được gọi là công nghiệp truyền thống) đã đưa loài người thoát khỏi thời kỳ Trung cổ lạc hậu, xây dựng nên những khu công nghiệp hùng vĩ, những thành phố công nghiệp to lớn, tạo ra một nền công nghiệp vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. Nền đại công nghiệp cơ khí đã phổ biến ở 29 quốc gia với dân số dân khoảng 700 triệu, và đang có sức mạnh lan toả ra toàn thế giới. Song đến những thập kỷ gần đây, các nền kinh tế công nghiệp phát triển này đã và đang vấp phải những giới hạn to lớn:

Giới hạn trước hết là về tài nguyên. Theo dự báo lạc quan nhất thì các dự trữ tài nguyên thiên nhiên về dầu mỏ, khí đốt, các quặng kim loại, than… mà Trái Đất có chỉ đủ sử dụng trên dưới một thế kỷ với tốc độ tăng trưởng dưới 5% năm. Nếu như ngày

càng có nhiều quốc gia tiến bước vào con đường công nghiệp hoá, sử dụng tài nguyên nhiều hơn với tốc độ cao hơn thì chắc chắn thời hạn sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị rút ngắn hơn nữa. Đồng thời, càng ngày càng phải đi xa hơn, đào sâu hơn ra cả thềm lục địa để khai thác tài nguyên, nên chi phí khai thác ngày càng tăng. Nếu nhân loại không tiết kiệm sử dụng tài nguyên, không tìm kiếm những tài nguyên mới thay thế, thì rất có thể chẳng bao lâu nữa, các nền kinh tế dựa trên công nghệ truyền thống sẽ bị tàn lụi vì không có hoặc không đủ tài nguyên để sử dụng. Một Trung Quốc với 1,2 tỷ dân, tăng trưởng khoảng 10%/ năm, tiêu xài mỗi năm khoảng 1,2 tỷ tấn than, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ không có than để dùng và cũng khó có nước nào cung cấp nổi một lượng than to lớn như vậy.

Giới hạn về môi trường. Việc khai thác và sử dụng các tài nguyên theo cách truyền thống hiện có đã phá hoại môi trường thiên nhiên nghiêm trọng. Các chất thải của nhà máy đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện và hoá chất làm ô nhiễm không khí, làm hỏng các nguồn nước, gây mưa axit, phá huỷ tầng Ozon; việc khai thác gỗ đã phá hoại các thảm thực vật. Hiện nay, có 29 quốc gia công nghiệp với chưa đầy 700 triệu dân những đã làm thủng tầng Ozon ở nhiều chỗ, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, làm đảo lộn thời tiết thế giới… Nguy cơ phá hỏng môi trường Trái Đất đã thực sự nghiêm trọng. Nhưng nếu thêm hàng chục quốc gia với hàng tỷ dân đang trở thành các nước công nghiệp thì mức độ phá hoại môi trường chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn. Nếu nhân loại vẫn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay thì việc phá hoại môi trường là rất khó tránh khỏi. Các quốc gia đã và đang có nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng chi phí cho các dự án bảo vệ môi trường là rất tốn kém và ngày càng tốn kém hơn. Lợi nhuận thu được do áp dụng công nghệ truyền thống sẽ giảm đi và đặt các quốc gia phát triển về công nghiệp trước những nguy cơ về suy thoái khó cứu vãn.

Giới hạn do chi phí sản xuất tăng. Như trên đã trình bày, những chi phí khai thác tài nguyên ngày càng tăng, chi phí cho lao động cũng vậy, chi phí cho các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị… ngày càng lớn. Trong khi đó, năng suất của máy móc tăng lên rất chậm chạp không đủ bù cho các chi phí trên đây. Do vậy, lợi nhuận của các nhà sản xuất ngày càng giảm dù người ta đã cố công tìm mọi cách giảm các chi phí này. Đây là nguy cơ rất lớn cho toàn bộ nền công nghiệp thế giới.

Giới hạn về thị trường. Năng lực sản xuất của các quốc gia công nghiệp hiện nay là rất to lớn, từ lâu đã vượt quá nhu cầu thị trường. Các nước kém phát triển đang đẩy mạnh công nghiệp hoá làm cho nguồn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ càng tăng mạnh. Song nhu cầu thị trường đã không tăng lên tương ứng. Trong thời gian 1990 - 1995, sản xuất công nghiệp của thế giới chỉ tăng 10% nhưng thương mại thế giới tăng tới 43% vậy mà vẫn không tiêu thụ hết sản phẩm công nghiệp làm ra. Chính sách bảo hộ mậu dịch là quốc sách của nhiều nước càng làm cho phạm vi thị trường thế giới bị

co hẹp mặc dù cuộc đấu tranh cho việc giảm thiểu hàng rào bảo hộ này đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Sự xuất hiện của các sản phẩm mới rất mau lẹ đã thu hẹp nhanh chóng thị phần của sản phẩm cũ. Thu nhập thực tế của dân chúng ở các nước công nghiệp phát triển và nhất là các nước chậm phát triển tăng rất chậm càng làm cho nhu cầu của thị trường giảm tương đối.

Giới hạn về những bất bình đẳng xã hội. Ngay tại những nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Châu Âu luôn có người nghèo đói và thất nghiệp. Các quốc gia Bắc Âu tiêu biểu là Thuỵ Điển muốn giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cao mức thuế đánh vào những người có thu nhập cao để giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội, để tài trợ cho giáo dục, y tế, trợ cấp cho các dịch vụ nhà ở và công cộng, trợ cấp thất

nghiệp… Mô hình Thuỵ Điển một thời khá hấp dẫn nhưng cũng không tồn tại được lâu. Lý do, nền kinh tế của các quốc gia này không thể chịu được mức thuế cao đó và rơi vào suy thoái. Một nền kinh tế dựa vào cơ sở công nghệ truyền thống phải tăng chi phí để giải quyết các giới hạn về tài nguyên, môi trường, thị trường... chịu thuế cao, không còn lợi nhuận để tồn tại. Nếu xét bất bình đẳng trên phạm vi thế giới thì bức tranh càng nghiêm trọng hơn. Khoảng cách chênh lệch phát triển về trình độ giữa Bắc và Nam cũng dãn ra, các dân tộc lạc hậu càng lạc hậu hơn. Năng suất lao động xã hội mà nền công nghiệp truyền thống mang lại cho xã hội dù cao hơn rất nhiều so với các thời đại trước nó cũng không thể giải quyết được triệt để các bất bình đẳng xã hội. Khi C. Marx còn sống, ông đã nêu ra hai giới hạn cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp thời đó là tài nguyên thiên nhiên và thị trường. Nay những giới hạn này đã không chỉ có hai, mà nhiều hơn. Nền công nghiệp truyền thống mà chủ nghĩa tư bản lấy làm cơ sở đã không thể giải quyết được các giới hạn đó, chính các giới hạn này đã đẩy nền kinh tế thế giới nói chung rơi vào tình trạng suy thoái. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng lượng hàng hoá và dịch vụ trong thập kỷ 1980 đã giảm 1/3 so với thập kỷ 1970 và giảm 2 lần so với thập kỷ 1960. Theo báo cáo của Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên Hợp Quốc ngày 26/9/1992 thì năm 1991 lần đầu tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổng sản phẩm tính theo đầu người đã giảm 2%. Tuy kinh tế Mỹ trong thập kỷ 1990 có mức tăng trưởng khá hơn, nhưng cũng khó có thể bù lại cho sự trì trệ và suy thoái của kinh tế Nhật, tăng trưởng chậm của Châu Âu và nguy cơ suy thoái toàn cầu đang đe doạ. Nhiều học giả đã lên tiếng cảnh báo: “nền văn minh công nghiệp đã đi vào ngõ cụt”. Có người đưa ra khuyến cáo: “Với công nghiệp truyền thống, không nên tăng trưởng cao vì tăng trưởng cao sẽ đồng nghĩa với tận dụng tài nguyên và phá hoại môi trường với tốc độ cao”.

Con đường duy nhất để thoát ra khỏi giới hạn đó, khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là đẩy nhanh sự quá độ sang một sơ sở công nghệ mới về chất có

tính toàn cầu. Vậy cơ sở công nghệ mới này là gì? Đã xuất hiện chưa và tác động gì đến thế giới chúng ta?

Nền công nghệ mới về chất này đang xuất hiện với những hướng sau:

Các loại máy tính và người máy công nghiệp được sản xuất và sử dụng, mở ra thời kỳ tự động hoá lao động, không chỉ lao động chân tay mà cả lao động trí óc.

• Công nghệ thông tin đang phát triển với kỹ thuật điện toán, dây dẫn quang học, các vệ tinh viễn thông đang hình thành xa lộ thông tin toàn cầu.

• Những nguyên nhiên vật liệu mới có khả năng tái sinh không gây ô nhiễm môi trường.

• Công nghệ sinh học với các thành tựu về gen di truyền, lai tạo giống… đang tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp, y tế, hoá chất, công nghiệp thực phẩm.

• Công nghệ vũ trụ và đáy đại dương mở rộng không gian của nền kinh tế ra cả đáy đại dương và vũ trụ.

Theo những hướng trên đây, ta xem xét hiện trạng của các công nghệ mới. Hiện đã có các loại máy tính lớn và máy vi tính. Các máy cực lớn có tốc độ tính toán 3 - 4 tỷ phép tính/giây và đến năm 2000 tốc độ này có thể đạt tới 10 tỷ phép tính/giây. Những dự báo cho thấy các máy tính quang học, cấu trúc phỏng theo bộ não con người có thể sẽ được thương mại hoá vào đầu thế kỷ XXI. Máy vi tính đang phát triển rất nhanh, đến năm 2000 người ta ước tính thế giới có tới 150 triệu máy. Việc nối mạng các máy tính này trên phạm vi toàn cầu đang bắt đầu, và dự án xây dựng xa lộ thông tin toàn cầu đang đi vào thực hiện, ảnh hưởng của xa lộ thông tin này rất to lớn tới tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh… Số lượng người máy công nghiệp tăng với tốc độ rất nhanh, những người máy công nghiệp này đã thực hiện các thao tác quan trọng thay thế người lao động.

Đã có không ít nhà máy mà ở đó 80% - 90% công việc đã được tự động hoá. Đã có tự động hoá mềm thích ứng với các thay đổi nhanh về mặt hàng, kiểu dáng và quy trình công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học đang có những tiến triển to lớn. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào, cấy ghép hợp tử, công nghệ cố định đạm cho cây trồng, ghép các gen thích hợp với các tính năng mới, công nghệ sản xuất giống mới, công nghệ tạo ra phân vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh, công nghệ lên men… đã tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao, chế biến thực phẩm có chất lượng và hiệu quả cao. Các vật liệu mới được sản xuất bao gồm: các vật liệu Polyme, gốm cao cấp, các vật liệu kim loại mới. Còn có những tiến bộ đáng kể trong

việc tiết kiệm vật liệu, và thay thế vật liệu này bằng các vật liệu khác làm cho giá của nguyên, nhiên, vật liệu, kể cả các nông phẩm cũng giảm xuống gây ra nhiều khó khăn cho các ngành trên, đặc biệt là các nước cung cấp những mặt hàng trên.

Về năng lượng, việc nghiên cứu sử dụng năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, nước, nhiệt điện, nhiệt hạch… đang ngày càng có nhiều tiến bộ.

Về đáy đại dương, hiện Liên Hợp Quốc đã thành lập “Cơ quan quyền lực đáy đại dương quốc tế” (ISA) có trách nhiệm soạn thảo các hiệp định khai thác đáy đại dương mà người ta cho rằng ở đó có nhiều tài nguyên quý. Công nghệ nghiên cứu, khai thác tài nguyên ở đáy đại dương đang phát triển với nhiều triển vọng.

Công nghệ vũ trụ phát triển mạnh và đang có những ứng dụng to lớn vào đời sống thực tế, đặc biệt là các vệ tinh viễn thông. Đặc điểm nổi bật của công nghệ mới trên đây là chúng đều có tính toàn cầu, nghĩa là một sản phẩm có thể làm ra ở một nước những phải tiêu thụ và sử dụng trên phạm vi toàn cầu mới có hiệu qủa, hoặc một sản phẩm phải có nhiều nước hợp tác làm ra mới có được lợi thế so sánh…

Đánh giá hiện trạng và triển vọng phát triển của các công nghệ mới trên đây đang rất khác nhau. Có người cho rằng chỉ vài ba thập kỷ tới, nền công nghiệp mới có tính toàn cầu sẽ xuất hiện đầy đủ với một hệ thống người máy hoàn hảo làm việc trong tất cả các hệ thống tự động hoá toàn bộ quá trình sản xuất và kinh tế. Các xa lộ thông tin, liên lạc, vận tải toàn cầu phát triển thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ và truyền bá trí thức rộng khắp với chi phí ngày càng giảm. Công nghệ sinh học phát triển tạo ra được các giống cây con mới, các loại men mới đã làm thay đổi căn bản công nghệ hoá chất, góp phần nâng cao cả chất lượng của các nguồn nhân lực, góp phần giải quyết căn bản vấn đề lương thực, thực phẩn, ổn định và tăng chất lượng dân số; năng lượng hạt nhân, mặt trời, gió, thuỷ triều, địa nhiệt… sẽ được sử dụng rộng rãi thay thế cho than đá, dầu mỏ, khí đốt hiện nay; các nguyên vật liệu mới có thể tái tạo ít gây ô nhiễm sẽ được sử dụng; nền kinh tế thế giới bước đầu mở rộng không gian tới đáy đại dương và khoảng không vũ trụ… Mặt khác phải thừa nhận sự tụt hậu khá xa của các ngành khoa học xã hội, nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… cấp bách có tính toàn cầu nhưng vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng. Chúng tôi cho rằng, hiện đã có những yếu tố ban đầu mở ra các hướng phát triển công nghệ mới trên đây, nhưng vài ba thập kỷ tới là một thời hạn hoàn toàn không đủ để một nền công nghiệp mới với tất cả những đặc trưng đầy đủ trên đây xuất hiện. Thời hạn đó có thể phải kéo dài hơn nữa. Hiện đã có người máy công nghiệp nhưng chưa do người máy chế tạo ra người máy mà người máy mới do các máy móc cơ khí làm ra, năng suất còn thấp, mới gấp 2 - 3 lần năng suất người lao động và chi phí còn cao, chưa làm được mọi chức năng như con người, mới chỉ làm được một số chức năng hạn chế. Các vật liệu và nhiên liệu mới tuy đã được sử dụng, nhưng giá thành còn cao,

chưa thay thế được các nguyên, nhiên, vật liệu truyền thống. Các giống cây mới đã xuất hiện nhưng chưa tạo ra một năng xuất cao hơn hẳn. Công nghệ vũ trụ và đáy đại dương còn đang trong thời kỳ nghiên cứu tuy có được khai thác và sử dụng chúng nhưng không nhiều. Lý do của sự chậm chễ này có thể có nhiều như: Do lực cản của các thể chế chính trị, kinh tế, xã hội lỗi thời (Chỉ có khoảng 10% các bằng sáng chế phát minh được áp dụng ngay cả ở Mỹ), do những hạn chế của trí tuệ của con người. Hiện có quá nhiều vấn đề khoa học cơ bản và ứng dụng trong khoa học tự nhiên và xã hội chưa được giải quyết…

Nhân loại đang ở một thời điểm quá độ phức tạp. Công nghệ truyền thống đã phát huy hết tác dụng, đang bộc lộ nhiều hạn chế, đáng lẽ phải được thay thế mà vẫn chưa thay thế được. Công nghệ mới bắt đầu xuất hiện, có nhiều hứa hẹn nhưng chưa đủ mức phát triển để thay thế công nghệ truyền thống. Nhiều thể chế chính trị, kinh tế, xã hội đã trở lên lỗi thời; nhưng những thể chế mới còn đang tìm kiếm. Đây chính là lý do chủ yếu giải thích sự suy thoái về tốc độ tăng trưởng có tính toàn cầu.

Để quá độ nhanh hơn sang nền công nghệ mới về chất có tính toàn cầu, các quốc gia

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w