Sự chuyển đổi chiến lược của tất cả các quốc gia, đặc biệt các cường quốc

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 113)

I. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THẾ GIỚ

5. Sự chuyển đổi chiến lược của tất cả các quốc gia, đặc biệt các cường quốc

Những xu hướng phát triển trên đây sẽ có thể là những xu hướng chính yếu của thế kỷ XXI và khác về cơ bản so với các xu thế phát triển đang diễn ra trong thế kỷ XX. Tình hình đó, đòi hỏi các quốc gia trước hết là các cường quốc phải có những thay đổi chiến lược. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, từ bảo hộ mậu dịch, đóng cửa sang tự do hoá kinh tế và hội nhập khu vực và toàn cầu, từ phát triển công nghệ cơ khí sử dụng tàn bạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên sang công nghệ thông tin và các công nghệ sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên và chú trọng tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới, từ chính sách sử dụng tàn bạo các nguồn nhân lực sang chính sách bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

Xu hướng chuyển đổi chiến lược này đã thể hiện rõ rệt trong quan hệ giữa các cường quốc: Mỹ - Nga, Trung -Nga… Khối lượng buôn bán, đầu tư giữa các quốc gia này đã tăng lên rõ rệt. Các cuộc tiếp xúc, viếng thăm của các quan chức cấp cao, các nguyên thủ quốc gia của những nước này diễn ra thường xuyên. Hàng ngàn học sinh của Trung Quốc, Nga được cử sang Mỹ học. Các Bộ Quốc phòng và an ninh của những quốc gia này đã có những quan hệ hợp tác khá sâu đậm. Người ta vẫn còn thấy những

bất đồng giữa họ với nhau trong các vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông, biên giới, nhân quyền, thương mại… Song họ cũng đang nhân nhượng lẫn nhau giải quyết những bất đồng đó. Tuy nhiên, Mỹ chưa hết lo ngại sự phát triển trỗi dậy của Trung Quốc, những lực lượng dân tộc cực đoan ở Nga sẽ nắm quyền…

Do vậy, Mỹ đã có các chính sách phòng ngừa: Vẫn duy trì và mở rộng NATO, vẫn củng cố liên minh Nhật - Mỹ…

Xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư, hội nhập khu vực và toàn cầu phát triển và hầu như đã được mọi quốc gia chấp nhận với các mức độ khác nhau. Các khối mậu dịch tự do xuất hiện từ Âu sang Á, Mỹ - latinh. Tổ chức thương mại thế giới được mở rộng và ngày càng có nhiều nước đăng ký chờ đợi kết nạp. Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đã có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hệ thống tiền tệ tín dụng quốc tế. Các quốc gia đều xem trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, xem trọng vấn đề giáo dục, thực hiện những chương trình cải cách giáo dục đầy tham vọng ở tất cả các bậc học, chiến lược phát triển công nghệ với số vốn đầu tư ngày càng lớn đã được tất cả các quốc gia xem trọng.

Song phải thừa nhận rằng, sự chuyển đổi chiến lược của các quốc gia diễn ra quá chậm trễ. Đời sống thực tế đã đi quá xa so với nhận thức của các chính khách, các chính phủ. Trong khi xu hướng đối thoại hợp tác phát triển thì không ít quốc gia Đông Á vẫn tăng thêm tiền mua sắm vũ khí. Trong khi xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển, thì vẫn có không ít quốc gia rụt dè thực hiện chính sách mở cửa, e ngại tiến hành hội nhập khu vực và toàn cầu cầu. Không ít quốc gia vẫn lo sợ cơ chế thị trường và chỉ áp dụng nó một cách nửa vời.

Sự chậm trễ trong việc chuyển đổi chiến lược của các quốc gia đã là nguyên nhân quan trọng kìm chế sự phát triển của các xu hướng trên đây.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w